1. Trứng vịt lộn. Trứng vịt lộn là món ăn được chế biến từ trứng vịt khi phôi phát triển thành hình. Trứng vịt lộn là một trong những món ăn nhẹ, bình dân ở Việt Nam và một số nơi như Trung Quốc, Philippines và Campuchia dù cách chế biến có chút khác biệt. (Ảnh minh họa)Trứng vịt lộn được đánh giá cao nhờ lượng dinh dưỡng có giá trị cao như protein, lipid, canxi, photpho, cholesterol, vitamin...Tuy vậy, không phải nơi đâu cũng ưu ái món ăn này. Nhiều khách nước ngoài cảm thấy “ám ảnh” bởi món ăn là chú vịt nguyên con. Dù còn nhỏ nhưng chú vịt đã thành hình, đầy đủ các bộ phận và đặc biệt nhiều lông lá. Thậm chí, trứng vịt lộn được xem là món ăn kinh dị, thường xuyên xuất hiện trong các chương trình thử thách lòng can đảm như Fear Factor, Survivor Palau, Survivor China...2. Trứng vữa. Trứng vữa là loại trứng ấp lâu ngày không nở được thành con, lòng trắng và lòng đỏ hòa lại với nhau, vữa vữa dẻo dẻo. Trứng vữa không hẳn là trứng ung. Nó ở trạng thái vừa chớm trước khi hỏng, vỏ có chấm đen chứ không sậm hay đen hẳn, mùi cũng dễ chịu hơn trứng ung, có vị béo ngậy hơn trứng thường. Cách chế biến trứng vữa phổ biến nhất là luộc chín, chấm với muối tiêu chanh hoặc mắm pha chua cay ngọt.Hương vị miêu tả hấp dẫn là vậy song không phải ai cũng “liều mình” ăn trứng vữa. Nguyên nhân bởi trứng vữa về cơ bản là trứng để lâu, vi sinh vật và chất bẩn có thể thâm nhập. Ăn món trứng độc dị này tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, có thể nhiễm samonella hoặc tạp chất gây tiêu chảy, đau bụng.3. Trứng bắc thảo. Trứng bắc thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc, được biết đến với nhiều tên khác như bách nhật trứng, thiên niên bách nhật trứng. Trứng bắc thảo có vỏ màu đen trắng như màu muối tiêu hoặc hoa văn ngẫu nhiên. Trứng đạt chuẩn có phần lòng trắng trong suốt như thạch, màu nâu đen ánh xanh, lòng đỏ lỏng, ăn béo ngậy, mềm mọng.Trứng bắc thảo được làm từ trứng vịt, trứng cút hay trứng gà có phôi chưa phát triển thành hình. Trứng được ủ trong hỗn hợp đất sét và tro, thêm muối, vôi và trấu trong vài tuần hoặc vài tháng.Trứng bắc thảo được ủ lên men nên có thể ăn trực tiếp hoặc luộc. Nếu ăn trực tiếp, trứng có vị mềm dẻo và hơi dính. Trong khi đó, trứng sẽ cứng hơn nếu luộc khoảng 15 phút. Có nhiều cách thưởng thức trứng bắc thảo. Nhiều nơi, trứng được dùng như 1 món khai vị, kết hợp với rau, ăn với cháo trắng hoặc dùng với trứng vịt lộn...Thực tế, không phải ai cũng hứng thú với trứng bắc thảo. Bên cạnh vẻ ngoài không mấy bắt mắt, loại trứng này còn có mùi rất khó ngửi.4. Trứng luộc nước tiểu. Trứng luộc nước tiểu bé trai là món ăn nổi tiếng ở Đông Dương (Chiết Giang, Trung Quốc). Trứng có cách chế biến độc dị song người dân lại rất yêu thích, trở thành một phần văn hóa ẩm thực địa phương. Thậm chí, nó được công nhận là một phần trong “di sản văn hóa phi vật thể” tại Chiết Giang.Được biết, nước tiểu dùng để luộc trứng phải là nước tiểu của bé nam dưới 10 tuổi, không bị ốm hay mắc bệnh. Để có đủ lượng nước chế biến món ăn, các nhà hàng sẽ đặt sẵn chậu đựng trong các nhà vệ sinh của trường tiểu học.Khi luộc, trứng sẽ được ngâm trong nước tiểu rồi đun sôi. Trứng chín, người luộc sẽ vớt ra, đập dập vỏ rồi luộc nhỏ lửa với nhiều loại thảo mộc suốt 1 ngày 1 đêm.Trứng thành phẩm sẽ có phần lòng trắng màu vàng nhạt, lòng đỏ chuyển màu xanh. Món ăn có vị mặn, thoảng mùi nước tiểu đặc trưng. Mặc dù người dân nơi đây hết lời ca tụng hương vị và công dụng của trứng song không phải du khách nào cũng đủ can đảm đụng đũa. Mời độc giả xem thêm video: Món ăn gây thèm và không thể thiếu trong ngày Tết. (Nguồn video: THĐT)
1. Trứng vịt lộn. Trứng vịt lộn là món ăn được chế biến từ trứng vịt khi phôi phát triển thành hình. Trứng vịt lộn là một trong những món ăn nhẹ, bình dân ở Việt Nam và một số nơi như Trung Quốc, Philippines và Campuchia dù cách chế biến có chút khác biệt. (Ảnh minh họa)
Trứng vịt lộn được đánh giá cao nhờ lượng dinh dưỡng có giá trị cao như protein, lipid, canxi, photpho, cholesterol, vitamin...
Tuy vậy, không phải nơi đâu cũng ưu ái món ăn này. Nhiều khách nước ngoài cảm thấy “ám ảnh” bởi món ăn là chú vịt nguyên con. Dù còn nhỏ nhưng chú vịt đã thành hình, đầy đủ các bộ phận và đặc biệt nhiều lông lá. Thậm chí, trứng vịt lộn được xem là món ăn kinh dị, thường xuyên xuất hiện trong các chương trình thử thách lòng can đảm như Fear Factor, Survivor Palau, Survivor China...
2. Trứng vữa. Trứng vữa là loại trứng ấp lâu ngày không nở được thành con, lòng trắng và lòng đỏ hòa lại với nhau, vữa vữa dẻo dẻo. Trứng vữa không hẳn là trứng ung. Nó ở trạng thái vừa chớm trước khi hỏng, vỏ có chấm đen chứ không sậm hay đen hẳn, mùi cũng dễ chịu hơn trứng ung, có vị béo ngậy hơn trứng thường. Cách chế biến trứng vữa phổ biến nhất là luộc chín, chấm với muối tiêu chanh hoặc mắm pha chua cay ngọt.
Hương vị miêu tả hấp dẫn là vậy song không phải ai cũng “liều mình” ăn trứng vữa. Nguyên nhân bởi trứng vữa về cơ bản là trứng để lâu, vi sinh vật và chất bẩn có thể thâm nhập. Ăn món trứng độc dị này tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, có thể nhiễm samonella hoặc tạp chất gây tiêu chảy, đau bụng.
3. Trứng bắc thảo. Trứng bắc thảo có nguồn gốc từ Trung Quốc, được biết đến với nhiều tên khác như bách nhật trứng, thiên niên bách nhật trứng. Trứng bắc thảo có vỏ màu đen trắng như màu muối tiêu hoặc hoa văn ngẫu nhiên. Trứng đạt chuẩn có phần lòng trắng trong suốt như thạch, màu nâu đen ánh xanh, lòng đỏ lỏng, ăn béo ngậy, mềm mọng.
Trứng bắc thảo được làm từ trứng vịt, trứng cút hay trứng gà có phôi chưa phát triển thành hình. Trứng được ủ trong hỗn hợp đất sét và tro, thêm muối, vôi và trấu trong vài tuần hoặc vài tháng.
Trứng bắc thảo được ủ lên men nên có thể ăn trực tiếp hoặc luộc. Nếu ăn trực tiếp, trứng có vị mềm dẻo và hơi dính. Trong khi đó, trứng sẽ cứng hơn nếu luộc khoảng 15 phút. Có nhiều cách thưởng thức trứng bắc thảo. Nhiều nơi, trứng được dùng như 1 món khai vị, kết hợp với rau, ăn với cháo trắng hoặc dùng với trứng vịt lộn...
Thực tế, không phải ai cũng hứng thú với trứng bắc thảo. Bên cạnh vẻ ngoài không mấy bắt mắt, loại trứng này còn có mùi rất khó ngửi.
4. Trứng luộc nước tiểu. Trứng luộc nước tiểu bé trai là món ăn nổi tiếng ở Đông Dương (Chiết Giang, Trung Quốc). Trứng có cách chế biến độc dị song người dân lại rất yêu thích, trở thành một phần văn hóa ẩm thực địa phương. Thậm chí, nó được công nhận là một phần trong “di sản văn hóa phi vật thể” tại Chiết Giang.
Được biết, nước tiểu dùng để luộc trứng phải là nước tiểu của bé nam dưới 10 tuổi, không bị ốm hay mắc bệnh. Để có đủ lượng nước chế biến món ăn, các nhà hàng sẽ đặt sẵn chậu đựng trong các nhà vệ sinh của trường tiểu học.
Khi luộc, trứng sẽ được ngâm trong nước tiểu rồi đun sôi. Trứng chín, người luộc sẽ vớt ra, đập dập vỏ rồi luộc nhỏ lửa với nhiều loại thảo mộc suốt 1 ngày 1 đêm.
Trứng thành phẩm sẽ có phần lòng trắng màu vàng nhạt, lòng đỏ chuyển màu xanh. Món ăn có vị mặn, thoảng mùi nước tiểu đặc trưng. Mặc dù người dân nơi đây hết lời ca tụng hương vị và công dụng của trứng song không phải du khách nào cũng đủ can đảm đụng đũa.
Mời độc giả xem thêm video: Món ăn gây thèm và không thể thiếu trong ngày Tết. (Nguồn video: THĐT)