Mới đây nhất là trường hợp của anh Phạm Hồng Thái (34 tuổi, ngụ xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, Đồng Nai). Bị rắn lục cắn vào tay, anh Thái tìm đến thầy lang gần nhà nhờ đắp thuốc chữa rắn cắn. Anh Thái nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy yếu sức khỏe, cánh tay trái và ngực phù nề, sưng tấy và tím tái. Vết thương do rắn lục cắn ở tay bị xuất huyết do rối loạn đông máu.Theo bệnh nhân, chiều 4 ngày trước, người này đang phát cỏ tại khu vườn nhà mình thì bị rắn lục cắn vào ngón tay ở bàn tay trái. Khi vết thương sưng tấy, người thân đưa nạn nhân đến gặp thầy lang gần nhà để bó thuốc. Vị thầy lang dùng kim đâm vào vết thương, nặn máu ra ngoài rồi đắp thuốc “lạ” điều trị. Một ngày sau, người đàn ông 34 tuổi rơi vào trạng thái mệt mỏi, vết thương sưng to và rỉ máu… phải nhập viện cấp cứu.Trước đó, hồi tháng 7 năm nay, bé N.T.V. (9 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) bị rắn cắn khi đang trèo cây. Ngay sau đó, bé được đưa đến thầy lang tại địa phương để chích hút nọc độc rồi đắp thuốc. Tuy nhiên, diễn tiến sức khỏe bệnh nhân ngày càng xấu, vết thương sưng to, chảy máu, xuất huyết da nhiều vùng trên cơ thể… bệnh nhi rơi vào tình trạng lơ mơ, da xanh tái. Lúc này người nhà mới chuyển bé đến thẳng bệnh viện Nhi Đồng 1.Sau khi xác định loài rắn tấn công nạn nhân là rắn lục đuôi đỏ, bệnh viện tiến hành chăm sóc tích cực và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra. Kết quả ghi nhận bệnh nhi bị rối loạn đông máu nặng, có biểu hiện sưng bầm, hoại tử chi. Các bác sĩ tiến hành truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu lần thứ nhất, nhưng bệnh vẫn diễn tiến xấu, tình trạng sưng bầm lan lên đùi phải, rối loạn đông máu tiếp diễn, nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhi.Tháng 12/2014, bà Võ Thị Tẻ (69 tuổi, xã Cát Hưng, huyện Phù Cát, Bình Định) được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh trong tình trạng chân trái sưng phù, huyết áp cao, từ vị trí vết thương lên đến giữa đùi bị xuất huyết bầm tím.Được biết, khi bị rắn cắn, bà đã đến thầy lang chữa trị. Người này đắp miếng thuốc tự chế lên vết thương của bà nhưng không khỏi. Kết quả là vết thương vẫn sưng phù và nọc độc lan rộng gây tình trạng rối loạn đông máu. May mắn thay, người nhà đã đưa nạn nhân đến bệnh viện kịp thời nên giữ được tính mạng.Trung tâm Chống độc – BV Bạch Mai từng cấp cứu cho một bệnh nhân nữ 18 tuổi ở Chương Mỹ, Hà Nội bị rắn cắn gần mắt. Sau khi điều trị, bệnh nhân về nhà tiếp tục đắp thuốc thầy lang khiến vùng mắt sưng phù.Trước đó, một bệnh nhân khác nhập viện trong tình trạng hoại tử vết thương khiến tay co quắp lại. Sau khi tiến hành cấp cứu qua cơn nguy kịch, các bác sĩ khuyên bệnh nhân đến viện Bỏng để phẫu thuật ghép da nhưng người này đã về nhà đắp thuốc. Hành động này khiến cánh tay bị rắn cắn co quắp giống cành cây khô.Không phải thầy lang nào cũng có khả năng điều trị vết rắn cắn. Do đó, nạn nhân cần được đưa đến bệnh viện để tiến hành các biện pháp cần thiết giúp loại bỏ tối đa độc tố, bảo đảm tính mạng. Bên cạnh đó, khi đã cấp cứu xong, bệnh nhân không nên tự ý đắp thuốc lạ lên vết thương có thể gây tình trạng nhiễm trùng, hoại tử, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Mới đây nhất là trường hợp của anh Phạm Hồng Thái (34 tuổi, ngụ xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, Đồng Nai). Bị rắn lục cắn vào tay, anh Thái tìm đến thầy lang gần nhà nhờ đắp thuốc chữa rắn cắn. Anh Thái nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy yếu sức khỏe, cánh tay trái và ngực phù nề, sưng tấy và tím tái. Vết thương do rắn lục cắn ở tay bị xuất huyết do rối loạn đông máu.
Theo bệnh nhân, chiều 4 ngày trước, người này đang phát cỏ tại khu vườn nhà mình thì bị rắn lục cắn vào ngón tay ở bàn tay trái. Khi vết thương sưng tấy, người thân đưa nạn nhân đến gặp thầy lang gần nhà để bó thuốc. Vị thầy lang dùng kim đâm vào vết thương, nặn máu ra ngoài rồi đắp thuốc “lạ” điều trị. Một ngày sau, người đàn ông 34 tuổi rơi vào trạng thái mệt mỏi, vết thương sưng to và rỉ máu… phải nhập viện cấp cứu.
Trước đó, hồi tháng 7 năm nay, bé N.T.V. (9 tuổi, ngụ tại Tiền Giang) bị rắn cắn khi đang trèo cây. Ngay sau đó, bé được đưa đến thầy lang tại địa phương để chích hút nọc độc rồi đắp thuốc. Tuy nhiên, diễn tiến sức khỏe bệnh nhân ngày càng xấu, vết thương sưng to, chảy máu, xuất huyết da nhiều vùng trên cơ thể… bệnh nhi rơi vào tình trạng lơ mơ, da xanh tái. Lúc này người nhà mới chuyển bé đến thẳng bệnh viện Nhi Đồng 1.
Sau khi xác định loài rắn tấn công nạn nhân là rắn lục đuôi đỏ, bệnh viện tiến hành chăm sóc tích cực và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra. Kết quả ghi nhận bệnh nhi bị rối loạn đông máu nặng, có biểu hiện sưng bầm, hoại tử chi. Các bác sĩ tiến hành truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu lần thứ nhất, nhưng bệnh vẫn diễn tiến xấu, tình trạng sưng bầm lan lên đùi phải, rối loạn đông máu tiếp diễn, nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhi.
Tháng 12/2014, bà Võ Thị Tẻ (69 tuổi, xã Cát Hưng, huyện Phù Cát, Bình Định) được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh trong tình trạng chân trái sưng phù, huyết áp cao, từ vị trí vết thương lên đến giữa đùi bị xuất huyết bầm tím.
Được biết, khi bị rắn cắn, bà đã đến thầy lang chữa trị. Người này đắp miếng thuốc tự chế lên vết thương của bà nhưng không khỏi. Kết quả là vết thương vẫn sưng phù và nọc độc lan rộng gây tình trạng rối loạn đông máu. May mắn thay, người nhà đã đưa nạn nhân đến bệnh viện kịp thời nên giữ được tính mạng.
Trung tâm Chống độc – BV Bạch Mai từng cấp cứu cho một bệnh nhân nữ 18 tuổi ở Chương Mỹ, Hà Nội bị rắn cắn gần mắt. Sau khi điều trị, bệnh nhân về nhà tiếp tục đắp thuốc thầy lang khiến vùng mắt sưng phù.
Trước đó, một bệnh nhân khác nhập viện trong tình trạng hoại tử vết thương khiến tay co quắp lại. Sau khi tiến hành cấp cứu qua cơn nguy kịch, các bác sĩ khuyên bệnh nhân đến viện Bỏng để phẫu thuật ghép da nhưng người này đã về nhà đắp thuốc. Hành động này khiến cánh tay bị rắn cắn co quắp giống cành cây khô.
Không phải thầy lang nào cũng có khả năng điều trị vết rắn cắn. Do đó, nạn nhân cần được đưa đến bệnh viện để tiến hành các biện pháp cần thiết giúp loại bỏ tối đa độc tố, bảo đảm tính mạng. Bên cạnh đó, khi đã cấp cứu xong, bệnh nhân không nên tự ý đắp thuốc lạ lên vết thương có thể gây tình trạng nhiễm trùng, hoại tử, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.