Chưa hề có nghiên cứu nào chứng minh sinh con trong nước có lợi cho sản phụ. Nhưng đối với thai nhi, chào đời trong môi trường nước có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. (Ảnh: Oneindia) Đối với người mẹ, sinh con trong nước có thể sẽ cảm thấy đỡ đau hơn nên ít cần gây tê. Trường đại học sản khoa và phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho rằng sinh con trong nước chỉ tốt cho phụ nữ trong giai đoạn đầu của quá trình sinh đẻ, tức giai đoạn chuyển dạ khi cổ tử cung chưa mở hết. Ngoài ra thời gian sinh con trong nước ngắn hơn khoảng 32 phút so với sinh con trong môi trường thường. (Ảnh: Activebirthpool). Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn thứ hai, tức giai đoạn rặn đẻ, thì sản phụ không nên tiếp xúc với nước vì ảnh hưởng đối với trẻ sơ sinh khi ra đời trong nước là rất cao, trong đó có sặc nước, chết đuối, nhịp tim tăng nhanh vì nước quá nóng, nhiễm trùng, dây rốn bị rách hoặc chảy máu, từ đó có thể phải truyền máu. (Ảnh: Squarespace) Đối với sản phụ thì sinh con “khô” hay “nước” cũng đều bị rách ngả sinh hoặc cần phải cắt ngả sinh thì em bé mới có chỗ chui ra. Mặc dù chưa có biến chứng nào được ghi nhận trong khi chuyển dạ trong nước nhưng ACOG chỉ dẫn chỉ nên thực hiện phương pháp sinh con này khi phụ nữ có đủ sức khỏe và thai nhi đủ tháng đủ ngày, tức từ 37-41 tuần thai. (Ảnh: ytimg) Những điều kiện khác để có thể sinh con trong nước là: mang thai đơn và ngôi thai thuận, mẹ không thừa cân, không mắc bệnh HIV, viêm gan type B, C, thời gian vỡ ối không vượt quá 18 tiếng, nước ối trong, tim thai bình thường, không ngâm nước trong vòng 4 giờ sau khi tiêm thuốc giảm đau. (Ảnh: Birthwork) Điều quan trọng không kém là chậu nước hoặc bể nước dành cho sản phụ ngâm mình phải hoàn toàn vệ sinh, tránh gây nhiễm trùng cho sản phụ. Mặc dù nhiều bà mẹ chọn phương pháp sinh con này tại nhà nhưng nếu không có bác sĩ bên cạnh để theo dõi các biến chứng và cấp cứu kịp thời thì hậu quả sẽ rất khó lường. (Ảnh: healthyWA)
Chưa hề có nghiên cứu nào chứng minh sinh con trong nước có lợi cho sản phụ. Nhưng đối với thai nhi, chào đời trong môi trường nước có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. (Ảnh: Oneindia)
Đối với người mẹ, sinh con trong nước có thể sẽ cảm thấy đỡ đau hơn nên ít cần gây tê. Trường đại học sản khoa và phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cho rằng sinh con trong nước chỉ tốt cho phụ nữ trong giai đoạn đầu của quá trình sinh đẻ, tức giai đoạn chuyển dạ khi cổ tử cung chưa mở hết. Ngoài ra thời gian sinh con trong nước ngắn hơn khoảng 32 phút so với sinh con trong môi trường thường. (Ảnh: Activebirthpool).
Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn thứ hai, tức giai đoạn rặn đẻ, thì sản phụ không nên tiếp xúc với nước vì ảnh hưởng đối với trẻ sơ sinh khi ra đời trong nước là rất cao, trong đó có sặc nước, chết đuối, nhịp tim tăng nhanh vì nước quá nóng, nhiễm trùng, dây rốn bị rách hoặc chảy máu, từ đó có thể phải truyền máu. (Ảnh: Squarespace)
Đối với sản phụ thì sinh con “khô” hay “nước” cũng đều bị rách ngả sinh hoặc cần phải cắt ngả sinh thì em bé mới có chỗ chui ra. Mặc dù chưa có biến chứng nào được ghi nhận trong khi chuyển dạ trong nước nhưng ACOG chỉ dẫn chỉ nên thực hiện phương pháp sinh con này khi phụ nữ có đủ sức khỏe và thai nhi đủ tháng đủ ngày, tức từ 37-41 tuần thai. (Ảnh: ytimg)
Những điều kiện khác để có thể sinh con trong nước là: mang thai đơn và ngôi thai thuận, mẹ không thừa cân, không mắc bệnh HIV, viêm gan type B, C, thời gian vỡ ối không vượt quá 18 tiếng, nước ối trong, tim thai bình thường, không ngâm nước trong vòng 4 giờ sau khi tiêm thuốc giảm đau. (Ảnh: Birthwork)
Điều quan trọng không kém là chậu nước hoặc bể nước dành cho sản phụ ngâm mình phải hoàn toàn vệ sinh, tránh gây nhiễm trùng cho sản phụ. Mặc dù nhiều bà mẹ chọn phương pháp sinh con này tại nhà nhưng nếu không có bác sĩ bên cạnh để theo dõi các biến chứng và cấp cứu kịp thời thì hậu quả sẽ rất khó lường. (Ảnh: healthyWA)