Theo bác sĩ Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, tình trạng say nắng say nóng, sốc nhiệt có thể gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ cao kèm theo việc mất nước. Càng ở khu vực đô thị, chúng ta càng dễ bị sốc nhiệt trong đợt nóng kéo dài do thiếu gió, chất lượng không khí kém, nhựa đường bị đốt cháy...Chính vì thế những sĩ tử say nắng say nóng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng cũng như ảnh hưởng tới kỳ thi quan trọng của các em.Khi gặp sĩ tử bị say nắng, cảm nắng người thân hoặc người xung quanh cần hỗ trợ xử trí ngay lập tức theo hướng dẫn dưới đây. Điều cần làm trước tiên là đưa sĩ tử bị say nắng vào chỗ có bóng râm, tốt nhất là nơi thoáng mát. Tiếp đó cởi bỏ bớt áo ngoài nếu người đó mặc nhiều áo, hoặc nới lỏng trang phục.Nếu như đang ở ngoài trời không có quạt thì hãy dùng bất cứ thứ gì có thể để quạt cho sĩ tử giúp làm giảm thân nhiệt.Tiếp dùng dùng khăn thấm nước mát lau khắp người để hạ nhiệt. Ưu tiên chườm mát ở nách, bẹn, cổ, trán là những nơi có động mạch lớn đi gần da.Ngoài ra, những người say nắng thường đã ra rất nhiều mồ hôi dẫn tới tình trạng mất nước và rối loạn điện giải, do đó hãy cho các sĩ tử uống nước có pha chút muối và đường, tốt nhất là dung dịch oresol pha đúng liều lượng hướng dẫn giúp hạn chế mất nước cân bằng điện giải cơ thể.Nếu không bù nước và muối kịp thời, bệnh nhân say nắng nặng có thể bị trụy tim mạch và tử vong.Khi bị say nắng kèm theo tâm tạng căng thẳng nên nhiều sĩ có thể bị chuột rút, lúc này người thân cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút giúp thả lỏng cơ khỏi cơn đau.Lưu ý khi sơ cứu cho thí sinh thi đại học bị say nắng thì tuyệt đối không để cho nhiều người vây quanh nạn nhân. Việc sơ cứu được thực hiện đúng cách thì sau khoảng 10 - 15 phút các biểu hiện sẽ giảm dần sĩ tử có thể tiếp tục thi cử bình thường.Với trường hợp sĩ tử bị say nắng, sốc nhiệt mức độ nặng, thường có dấu hiệu không giảm sốt, khó thở, đau bụng, đau ngực hoặc hôn mê, không thể uống nước được thì người thân cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.Với trường hợp sĩ tử bị say nắng, sốc nhiệt mức độ nặng, thường có dấu hiệu không giảm sốt, khó thở, đau bụng, đau ngực hoặc hôn mê, không thể uống nước được thì người thân cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.Trong thời gian chờ đợi cấp cứu cũng phải tiến hành ngay các biện pháp sơ cứu giúp hạ thân nhiệt như trên đã hướng dẫn.Lưu ý trong quá trình vận chuyển sĩ tử đi cấp cứu vẫn cần thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ truyền dịch để bù nước và điện giải cho bệnh nhân, nếu cần thiết có thể phải dùng thuốc để hạ sốt, chống co giật, thậm chí có thể phải đặt ống nội khí quản, cho thở máy với bệnh nhân hôn mê.Để phòng say nắng cho sĩ , không nên làm việc quá lâu dưới trời nắng, tránh đi ngoài trời nắng gay gắt một đoạn đường quá dài (nên nghỉ ngơi sau từng chặng). Khi đi thi các thí sinh phải trang bị đủ các phương tiện chống nắng như mũ, áo chống nắng, kính… Uống đủ nước, nên uống nước có chút muối nếu ra nhiều mồ hôi.Ngoài ra các sĩ tử cũng nên giữ sức khỏe, ăn uống đủ chất đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe khi thi cử.
Theo bác sĩ Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, tình trạng say nắng say nóng, sốc nhiệt có thể gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ cao kèm theo việc mất nước. Càng ở khu vực đô thị, chúng ta càng dễ bị sốc nhiệt trong đợt nóng kéo dài do thiếu gió, chất lượng không khí kém, nhựa đường bị đốt cháy...
Chính vì thế những sĩ tử say nắng say nóng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng cũng như ảnh hưởng tới kỳ thi quan trọng của các em.
Khi gặp sĩ tử bị say nắng, cảm nắng người thân hoặc người xung quanh cần hỗ trợ xử trí ngay lập tức theo hướng dẫn dưới đây. Điều cần làm trước tiên là đưa sĩ tử bị say nắng vào chỗ có bóng râm, tốt nhất là nơi thoáng mát. Tiếp đó cởi bỏ bớt áo ngoài nếu người đó mặc nhiều áo, hoặc nới lỏng trang phục.
Nếu như đang ở ngoài trời không có quạt thì hãy dùng bất cứ thứ gì có thể để quạt cho sĩ tử giúp làm giảm thân nhiệt.
Tiếp dùng dùng khăn thấm nước mát lau khắp người để hạ nhiệt. Ưu tiên chườm mát ở nách, bẹn, cổ, trán là những nơi có động mạch lớn đi gần da.
Ngoài ra, những người say nắng thường đã ra rất nhiều mồ hôi dẫn tới tình trạng mất nước và rối loạn điện giải, do đó hãy cho các sĩ tử uống nước có pha chút muối và đường, tốt nhất là dung dịch oresol pha đúng liều lượng hướng dẫn giúp hạn chế mất nước cân bằng điện giải cơ thể.
Nếu không bù nước và muối kịp thời, bệnh nhân say nắng nặng có thể bị trụy tim mạch và tử vong.
Khi bị say nắng kèm theo tâm tạng căng thẳng nên nhiều sĩ có thể bị chuột rút, lúc này người thân cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút giúp thả lỏng cơ khỏi cơn đau.
Lưu ý khi sơ cứu cho thí sinh thi đại học bị say nắng thì tuyệt đối không để cho nhiều người vây quanh nạn nhân. Việc sơ cứu được thực hiện đúng cách thì sau khoảng 10 - 15 phút các biểu hiện sẽ giảm dần sĩ tử có thể tiếp tục thi cử bình thường.
Với trường hợp sĩ tử bị say nắng, sốc nhiệt mức độ nặng, thường có dấu hiệu không giảm sốt, khó thở, đau bụng, đau ngực hoặc hôn mê, không thể uống nước được thì người thân cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Với trường hợp sĩ tử bị say nắng, sốc nhiệt mức độ nặng, thường có dấu hiệu không giảm sốt, khó thở, đau bụng, đau ngực hoặc hôn mê, không thể uống nước được thì người thân cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Trong thời gian chờ đợi cấp cứu cũng phải tiến hành ngay các biện pháp sơ cứu giúp hạ thân nhiệt như trên đã hướng dẫn.
Lưu ý trong quá trình vận chuyển sĩ tử đi cấp cứu vẫn cần thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ truyền dịch để bù nước và điện giải cho bệnh nhân, nếu cần thiết có thể phải dùng thuốc để hạ sốt, chống co giật, thậm chí có thể phải đặt ống nội khí quản, cho thở máy với bệnh nhân hôn mê.
Để phòng say nắng cho sĩ , không nên làm việc quá lâu dưới trời nắng, tránh đi ngoài trời nắng gay gắt một đoạn đường quá dài (nên nghỉ ngơi sau từng chặng). Khi đi thi các thí sinh phải trang bị đủ các phương tiện chống nắng như mũ, áo chống nắng, kính… Uống đủ nước, nên uống nước có chút muối nếu ra nhiều mồ hôi.
Ngoài ra các sĩ tử cũng nên giữ sức khỏe, ăn uống đủ chất đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe khi thi cử.