Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè do lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, trong môi trường nóng bức, ngột ngạt.Nếu không được bổ sung nước kịp thời có thể dẫn tới giảm khối lượng tuần hoàn, gây trụy tim, rối loạn điện giải. Trường hợp nặng có thể dẫn đến ngất, hôn mê, trụy tim mạch, thậm chí tử vong.Để phòng chống say nắng, say nóng, bạn nên áp dụng những mẹo hay phòng chống say nắng sau: nhớ hãy uống đủ nước. Thường xuyên uống nước và uống từng ngụm nhỏ. Không nên để đến khi cơ thể quá khát mới uống nước, bởi đó là lúc cơ thể bạn đã rơi vào tình trạng thiếu nước. Nếu buộc phải đi ra ngoài trời nắng hay làm việc ngoài trời nắng, cần trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng, chống nóng như quần áo chống nắng, áo bảo hộ lao động, kính râm, mũ rộng vành... Nên mặc quần áo thoáng, rộng rãi, mềm, màu nhạt để giảm khả năng hấp thu nhiệt.Áp dụng mọi biện pháp giúp môi trường xung quanh bạn được thoáng mát. Quạt gió, quạt phun sương, điều hòa, thậm chí là tưới nước hoặc đặt chậu nước trong phòng cũng giúp bạn tránh được khả năng bị mất nước, ngạt thở do say nóng.Bổ sung một số thức ăn giúp cơ thể chống lại ảnh hưởng của ánh nắng, chống oxy hóa và bổ sung vitamin E, C như dưa hấu, dưa vàng, hạt điều, hạt dẻ, trà xanh, rau xanh... Nếu bạn có sức khỏe không tốt, nên tránh làm việc ngoài trời nắng, trong môi trường nóng bức cao như hầm, lò... Phụ nữ mang thai, trẻ em và người cao tuổi là những người có nguy cơ dễ bị say nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cần hết sức hạn chế ra ngoài trời nắng để tránh những nguy hiểm không đáng có.Tránh hoạt động quá sức trong điều kiện nóng nực. Việc rèn luyện, nâng cao sức khỏe thường xuyên cũng giúp cơ thể có sức chống chọi với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa. Tuy nhiên bạn nên tránh những hoạt động quá sức khiến cơ thể dễ bị say nắng, say nóng hơn.
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè do lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, trong môi trường nóng bức, ngột ngạt.
Nếu không được bổ sung nước kịp thời có thể dẫn tới giảm khối lượng tuần hoàn, gây trụy tim, rối loạn điện giải. Trường hợp nặng có thể dẫn đến ngất, hôn mê, trụy tim mạch, thậm chí tử vong.
Để phòng chống say nắng, say nóng, bạn nên áp dụng những mẹo hay phòng chống say nắng sau: nhớ hãy uống đủ nước. Thường xuyên uống nước và uống từng ngụm nhỏ. Không nên để đến khi cơ thể quá khát mới uống nước, bởi đó là lúc cơ thể bạn đã rơi vào tình trạng thiếu nước.
Nếu buộc phải đi ra ngoài trời nắng hay làm việc ngoài trời nắng, cần trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng, chống nóng như quần áo chống nắng, áo bảo hộ lao động, kính râm, mũ rộng vành... Nên mặc quần áo thoáng, rộng rãi, mềm, màu nhạt để giảm khả năng hấp thu nhiệt.
Áp dụng mọi biện pháp giúp môi trường xung quanh bạn được thoáng mát. Quạt gió, quạt phun sương, điều hòa, thậm chí là tưới nước hoặc đặt chậu nước trong phòng cũng giúp bạn tránh được khả năng bị mất nước, ngạt thở do say nóng.
Bổ sung một số thức ăn giúp cơ thể chống lại ảnh hưởng của ánh nắng, chống oxy hóa và bổ sung vitamin E, C như dưa hấu, dưa vàng, hạt điều, hạt dẻ, trà xanh, rau xanh...
Nếu bạn có sức khỏe không tốt, nên tránh làm việc ngoài trời nắng, trong môi trường nóng bức cao như hầm, lò... Phụ nữ mang thai, trẻ em và người cao tuổi là những người có nguy cơ dễ bị say nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cần hết sức hạn chế ra ngoài trời nắng để tránh những nguy hiểm không đáng có.
Tránh hoạt động quá sức trong điều kiện nóng nực. Việc rèn luyện, nâng cao sức khỏe thường xuyên cũng giúp cơ thể có sức chống chọi với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa. Tuy nhiên bạn nên tránh những hoạt động quá sức khiến cơ thể dễ bị say nắng, say nóng hơn.