Phóng viên ảnh của Getty Kevin Frayer đã dành thời gian tiếp xúc và ghi lại cuộc sống của người dân cao nguyên Tây Tạng, phía tây bắc Trung Quốc. Anh Frayer ấn tượng trước cảnh người dân nơi đây đổ xô săn tìm đông trùng hạ thảo trên những dãy núi cao tới 4.500 m và khó tiếp cận.Thời tiết bắt đầu sang hè là thời điểm bận rộn nhất của dân du mục Tây Tạng khi họ phơi mình trên những dãy núi để tìm đông trùng hạ thảo.Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý hiếm hình thành từ ấu trùng sâu bướm và nấm Cordyceps. Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non. Chúng ăn hết chất dinh dưỡng của sâu non khiến sâu chết. Không ai biết cách thức nấm xâm nhập cơ thể sâu. Rất có thể sâu ăn bào tử nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở. Đông trùng hạ thảo được dùng để điều trị nhiều loại bệnh, gồm hen suyễn, ung thư và liệt dương."Rất khó để thấy loại nấm này. Những người thợ săn tốt nhất có thể rà soát mặt đất và tìm thấy chúng. Nhưng điều đó không hề dễ dàng”, nhiếp ảnh gia Frayer nói với CNN.Để thu được loại nấm với chất lượng cao và giá trị nhất, người dân du mục phải leo tới những dãy núi cao.Sau quá trình tìm kiếm vất vả, người dân Tây Tạng sẽ đem những gốc đông trùng hạ thảo ra chợ bán.Dù chưa có con số chính thức về giá bán đông trùng hạ thảo, một số báo cáo cho thấy, loại nấm này có thể được bán với giá lên tới 50.000 USD/450gram.Theo những người du mục, thu hoạch đông trùng hạ thảo năm nay gặp khó khăn hơn mọi năm do thiếu mưa. Tại những khu vực nổi tiếng với loại nấm có chất lượng cao, nếu trước đây, du mục có thể tìm thấy khoảng 100 gốc đông trùng hạ thảo mỗi ngày, thì năm nay, con số chỉ là 3 hoặc 4 nếu họ may mắn.Một người đàn ông kiểm tra chất lượng của đông trùng hạ thảo ngày 18/5 tại chợ Yushu. Người ta coi đông trùng hạ thảo là vàng hay "cứu tinh" cho kinh tế của cao nguyên Tây Tạng. “Cơn sốt vàng” hàng năm đã làm thay đổi bộ mặt của nhiều khu vực thuộc cao nguyên Tây Tạng.Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì môi trường cảnh báo, việc khai thác đông trùng hạ thảo quá mức có thể dẫn đến xói mòn đất đồng cỏ ở sườn núi và ảnh hưởng tới chăn nuôi tại khu vực.
Phóng viên ảnh của Getty Kevin Frayer đã dành thời gian tiếp xúc và ghi lại cuộc sống của người dân cao nguyên Tây Tạng, phía tây bắc Trung Quốc. Anh Frayer ấn tượng trước cảnh người dân nơi đây đổ xô săn tìm đông trùng hạ thảo trên những dãy núi cao tới 4.500 m và khó tiếp cận.
Thời tiết bắt đầu sang hè là thời điểm bận rộn nhất của dân du mục Tây Tạng khi họ phơi mình trên những dãy núi để tìm đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý hiếm hình thành từ ấu trùng sâu bướm và nấm Cordyceps. Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non. Chúng ăn hết chất dinh dưỡng của sâu non khiến sâu chết. Không ai biết cách thức nấm xâm nhập cơ thể sâu. Rất có thể sâu ăn bào tử nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở. Đông trùng hạ thảo được dùng để điều trị nhiều loại bệnh, gồm hen suyễn, ung thư và liệt dương.
"Rất khó để thấy loại nấm này. Những người thợ săn tốt nhất có thể rà soát mặt đất và tìm thấy chúng. Nhưng điều đó không hề dễ dàng”, nhiếp ảnh gia Frayer nói với CNN.
Để thu được loại nấm với chất lượng cao và giá trị nhất, người dân du mục phải leo tới những dãy núi cao.
Sau quá trình tìm kiếm vất vả, người dân Tây Tạng sẽ đem những gốc đông trùng hạ thảo ra chợ bán.
Dù chưa có con số chính thức về giá bán đông trùng hạ thảo, một số báo cáo cho thấy, loại nấm này có thể được bán với giá lên tới 50.000 USD/450gram.
Theo những người du mục, thu hoạch đông trùng hạ thảo năm nay gặp khó khăn hơn mọi năm do thiếu mưa. Tại những khu vực nổi tiếng với loại nấm có chất lượng cao, nếu trước đây, du mục có thể tìm thấy khoảng 100 gốc đông trùng hạ thảo mỗi ngày, thì năm nay, con số chỉ là 3 hoặc 4 nếu họ may mắn.
Một người đàn ông kiểm tra chất lượng của đông trùng hạ thảo ngày 18/5 tại chợ Yushu. Người ta coi đông trùng hạ thảo là vàng hay "cứu tinh" cho kinh tế của cao nguyên Tây Tạng. “Cơn sốt vàng” hàng năm đã làm thay đổi bộ mặt của nhiều khu vực thuộc cao nguyên Tây Tạng.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì môi trường cảnh báo, việc khai thác đông trùng hạ thảo quá mức có thể dẫn đến xói mòn đất đồng cỏ ở sườn núi và ảnh hưởng tới chăn nuôi tại khu vực.