1. Bôi kem mỡ vào vết thương: Đây là một trong những sai lầm sơ cứu vết thương mà nhiều người mắc phải bởi thuốc mỡ có thể tạo ra độ ẩm không mong muốn cho vết thương. Thông thường, vết thương sẽ nhanh lành hơn trong không khí tự nhiên. Hoặc nếu bạn sợ vết thương dính bụi thì hãy dùng băng khô để cuốn lại. Ảnh: Brightside.2. Kéo các mảnh vỡ khỏi vết thương trên da: Bạn có thể rút một mảnh vỡ từ ngón tay hoặc một mảnh vỡ bằng thủy tinh nhỏ từ bàn tay. Tuy nhiên, đừng bao giờ cố gắng kéo vật gì từ những vết thương nghiêm trọng. Hãy để nguyên chúng ở vị trí đó và đưa họ đến bệnh viện lập tức. Nếu bạn rút ra, có thể bệnh nhân sẽ bị chảy máu dẫn đến tử vong. Ảnh: Brightside.3. Dùng tay lấy dị vật trong mắt: Đây là một cách sơ cứu sai lầm và nguy hiểm bởi khi dùng tay banh mắt, bạn có thể sơ suất gây tổn thương nặng hơn. Do đó, khi mắt bị dính dị vật, hãy băng gạc lại và đến bác sĩ ngay. Nếu đó là một vết bỏng hóa học thì bạn cần ngay lập tức rửa mắt bằng nước. Ảnh: Brightside.4. Cố gắng nôn mửa trong trường hợp ngộ độc: Thông thường mọi người sẽ cố nôn mửa khi bị ngộ độc. Tuy nhiên, cách sơ cứu này bị nghiêm cấm nếu bạn đã bị đầu độc acid, kiềm hoặc các chất ăn da. Ảnh: Brightside.5. Chườm ấm vào vết bong gân: Chườm ấm sẽ không làm dịu vết thương nếu bạn bị bong gân. Ngược lại, nó khiến nhiệt độ sẽ làm tăng lưu lượng máu, khiến vết thương càng nghiêm trọng hơn. Cách sơ cứu đúng khi bị bong gân là chườm lạnh ngày đầu tiên sau khi bị thương để làm giảm viêm và đau. Ảnh: Brightside.6. Tự “bẻ” lại khớp xương: Không nên tự “bẻ” lại khớp xương bởi việc này dễ khiến vết thương nặng thêm. Cách sơ cứu đúng là không động vào chỗ bị thương và lập tức đến bệnh viện gần nhất. Ảnh: Brightside.7. Rửa vết thương bằng oxy già, cồn: Nước oxy già phá hủy tế bào mô liên kết, khiến vết thương chậm lành, trong khi đó cồn đốt cháy các tế bào khỏe mạnh có thể gây ra đau, sốc và bỏng vết thương. Cách sơ cứu vết thương đúng: Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước đun sôi để nguội, rồi bôi thuốc mỡ lên vết thương. Sau đó băng vết thương lại, thay băng ít nhất 1 lần/ngày. Ảnh: Brightside.8. Nâng người bất tỉnh dậy: Nếu ai đó ngất, đừng nâng họ dậy hay vẩy nước lạnh lên mặt họ. Sau khi họ tỉnh, đừng để họ uống cà phê hay đồ uống tăng lực dẫn đến mất nước. Cách làm đúng là: Nâng chân người đó lên, nới lỏng những đồ quá chật và không để họ đứng dậy ngay sau khi tỉnh. Ảnh: Brightside.9. Xoa cồn, giấm để hạ sốt: Cồn và giấm có thể thấm qua da để đi vào máu. Vì vậy, thoa cồn lên da có thể gây nhiễm độc, còn thoa giấm sẽ làm tăng acid máu. Hành động này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Cách làm đúng: Nếu sốt không quá cao (<38,5 độ C) bạn có thể hạ sốt bằng cách uống nhiều nước, nằm phòng thoáng khí, dùng khăn ấm lau người. Ảnh: Brightside.10. Trườm đá vào vết thâm tím: Đá thực sự là có thể làm giảm thâm tím nhưng bạn không nên đặt chúng trực tiếp lên da bởi bạn có thể bị bỏng lạnh. Cách làm đúng là đặt một miếng vải giữa đá và da. Chườm đá 20 phút, bỏ đá ra, đợi khoảng 20 phút rồi mới chườm tiếp 10 phút. Lặp lại như vậy vài lần. Ảnh: Brightside.
1. Bôi kem mỡ vào vết thương: Đây là một trong những sai lầm sơ cứu vết thương mà nhiều người mắc phải bởi thuốc mỡ có thể tạo ra độ ẩm không mong muốn cho vết thương. Thông thường, vết thương sẽ nhanh lành hơn trong không khí tự nhiên. Hoặc nếu bạn sợ vết thương dính bụi thì hãy dùng băng khô để cuốn lại. Ảnh: Brightside.
2. Kéo các mảnh vỡ khỏi vết thương trên da: Bạn có thể rút một mảnh vỡ từ ngón tay hoặc một mảnh vỡ bằng thủy tinh nhỏ từ bàn tay. Tuy nhiên, đừng bao giờ cố gắng kéo vật gì từ những vết thương nghiêm trọng. Hãy để nguyên chúng ở vị trí đó và đưa họ đến bệnh viện lập tức. Nếu bạn rút ra, có thể bệnh nhân sẽ bị chảy máu dẫn đến tử vong. Ảnh: Brightside.
3. Dùng tay lấy dị vật trong mắt: Đây là một cách sơ cứu sai lầm và nguy hiểm bởi khi dùng tay banh mắt, bạn có thể sơ suất gây tổn thương nặng hơn. Do đó, khi mắt bị dính dị vật, hãy băng gạc lại và đến bác sĩ ngay. Nếu đó là một vết bỏng hóa học thì bạn cần ngay lập tức rửa mắt bằng nước. Ảnh: Brightside.
4. Cố gắng nôn mửa trong trường hợp ngộ độc: Thông thường mọi người sẽ cố nôn mửa khi bị ngộ độc. Tuy nhiên, cách sơ cứu này bị nghiêm cấm nếu bạn đã bị đầu độc acid, kiềm hoặc các chất ăn da. Ảnh: Brightside.
5. Chườm ấm vào vết bong gân: Chườm ấm sẽ không làm dịu vết thương nếu bạn bị bong gân. Ngược lại, nó khiến nhiệt độ sẽ làm tăng lưu lượng máu, khiến vết thương càng nghiêm trọng hơn. Cách sơ cứu đúng khi bị bong gân là chườm lạnh ngày đầu tiên sau khi bị thương để làm giảm viêm và đau. Ảnh: Brightside.
6. Tự “bẻ” lại khớp xương: Không nên tự “bẻ” lại khớp xương bởi việc này dễ khiến vết thương nặng thêm. Cách sơ cứu đúng là không động vào chỗ bị thương và lập tức đến bệnh viện gần nhất. Ảnh: Brightside.
7. Rửa vết thương bằng oxy già, cồn: Nước oxy già phá hủy tế bào mô liên kết, khiến vết thương chậm lành, trong khi đó cồn đốt cháy các tế bào khỏe mạnh có thể gây ra đau, sốc và bỏng vết thương. Cách sơ cứu vết thương đúng: Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước đun sôi để nguội, rồi bôi thuốc mỡ lên vết thương. Sau đó băng vết thương lại, thay băng ít nhất 1 lần/ngày. Ảnh: Brightside.
8. Nâng người bất tỉnh dậy: Nếu ai đó ngất, đừng nâng họ dậy hay vẩy nước lạnh lên mặt họ. Sau khi họ tỉnh, đừng để họ uống cà phê hay đồ uống tăng lực dẫn đến mất nước. Cách làm đúng là: Nâng chân người đó lên, nới lỏng những đồ quá chật và không để họ đứng dậy ngay sau khi tỉnh. Ảnh: Brightside.
9. Xoa cồn, giấm để hạ sốt: Cồn và giấm có thể thấm qua da để đi vào máu. Vì vậy, thoa cồn lên da có thể gây nhiễm độc, còn thoa giấm sẽ làm tăng acid máu. Hành động này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Cách làm đúng: Nếu sốt không quá cao (<38,5 độ C) bạn có thể hạ sốt bằng cách uống nhiều nước, nằm phòng thoáng khí, dùng khăn ấm lau người. Ảnh: Brightside.
10. Trườm đá vào vết thâm tím: Đá thực sự là có thể làm giảm thâm tím nhưng bạn không nên đặt chúng trực tiếp lên da bởi bạn có thể bị bỏng lạnh. Cách làm đúng là đặt một miếng vải giữa đá và da. Chườm đá 20 phút, bỏ đá ra, đợi khoảng 20 phút rồi mới chườm tiếp 10 phút. Lặp lại như vậy vài lần. Ảnh: Brightside.