Khi trẻ bị đứt hoặc bị cắt vào tay gây chảy máu, sơ cứu vết thương bằng cách dùng bông hoặc vải sạch ấn vào vết thương cho đến khi cầm máu. Sau đó rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy. Nếu vết thương dính bẩn hoặc là do động vật cắn thì có thể rửa bằng xà phòng. Nếu trẻ bị rách da thì bôi một lớp kháng sinh mỡ lên rồi băng lại. Nếu vết rách to quá thì đặt một miếng vải sạch rồi chườm đá lên, sau đó đưa trẻ tới bệnh viện. Khi trẻ bị bỏng, sơ cứu vết bỏng dưới vòi nước chảy hoặc đắp khăn lạnh lên cho đến khi vết bỏng dịu đi. Đối với những vết bỏng rộp thì dùng băng gạc băng lại nhưng chỉ băng lỏng. Nếu vết bỏng là ở trên mặt, trên tay, cơ quan sinh dục hoặc kích thước vết bỏng lớn hơn 1cm thì cần đưa trẻ đi bác sĩ. Nếu vết bỏng sâu, dấu hiệu là da bị trắng hoặc bị khô sém thì cần đưa trẻ đi cấp cứu. Nếu diện tích bỏng rộng trước khi đưa trẻ đến bệnh viện cần lấy chăn hoặc vải sạch phủ lên người trẻ để tránh bị giảm nhiệt. Khi trẻ bị chảy máu cam, để trẻ ngồi thẳng nhưng không được ngửa đầu về phía sau. Nới lỏng tất cả quần áo chật xung quanh cổ. Dùng tay bịt vào đầu mũi gần hai lỗ mũi đồng thời để trẻ hơi đổ người về trước. Phải mất khoảng 5-10 phút thì trẻ mới có thể cầm máu nên không được bỏ tay ra để tránh chảy máu kéo dài. Đối với những tai nạn do đồ thủy tinh vỡ, dùng nước và xà phòng rửa sạch xung quanh vết thương. Dùng một chiếc nhíp đã làm sạch bằng cồn gắp hết các mảnh thủy tinh còn găm trong da. Nếu mảnh kính ăn quá sâu thì không nên kéo ra mà để vài ngày mảnh kính tự chui ra. Nếu trẻ dẫm chân lên mảnh kính vỡ thì lấy vải sạch băng lại rồi đưa trẻ đi cấp cứu. Yêu cầu bác sĩ chụp x-quang xem có mảnh kính nào chưa được lấy ra hay không. Khi trẻ bị thương ở mắt dẫn đến chảy nước mắt liên tục, nhạy cảm với ánh sáng hoặc nhìn mờ thì dùng khăn ẩm và mát đắp lên mắt rồi đưa trẻ đi cấp cứu. Nếu đó chỉ là vết xước thì chỉ cần bôi thuốc là vết thương sẽ lành lại trong khoảng 1-2 ngày. Nhưng nếu là hóa chất dính vào mắt thì giữ không cho trẻ nhắm mắt rồi đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Khi trẻ bị côn trùng đốt và để lại nọc, cần dùng đầu ngón tay hoặc một miếng nhựa cứng (thẻ điện thoại, thẻ ngân hàng) để gỡ nọc độc ra nhưng không được làm vỡ. Lưu ý không dùng nhíp. Nếu trẻ có những dấu hiệu như ho, khó thở, môi sưng, lưỡi sưng, giọng khàn và nổi ban thì cần đi khám ngay.
Khi trẻ bị đứt hoặc bị cắt vào tay gây chảy máu, sơ cứu vết thương bằng cách dùng bông hoặc vải sạch ấn vào vết thương cho đến khi cầm máu. Sau đó rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy. Nếu vết thương dính bẩn hoặc là do động vật cắn thì có thể rửa bằng xà phòng. Nếu trẻ bị rách da thì bôi một lớp kháng sinh mỡ lên rồi băng lại. Nếu vết rách to quá thì đặt một miếng vải sạch rồi chườm đá lên, sau đó đưa trẻ tới bệnh viện.
Khi trẻ bị bỏng, sơ cứu vết bỏng dưới vòi nước chảy hoặc đắp khăn lạnh lên cho đến khi vết bỏng dịu đi. Đối với những vết bỏng rộp thì dùng băng gạc băng lại nhưng chỉ băng lỏng. Nếu vết bỏng là ở trên mặt, trên tay, cơ quan sinh dục hoặc kích thước vết bỏng lớn hơn 1cm thì cần đưa trẻ đi bác sĩ. Nếu vết bỏng sâu, dấu hiệu là da bị trắng hoặc bị khô sém thì cần đưa trẻ đi cấp cứu. Nếu diện tích bỏng rộng trước khi đưa trẻ đến bệnh viện cần lấy chăn hoặc vải sạch phủ lên người trẻ để tránh bị giảm nhiệt.
Khi trẻ bị chảy máu cam, để trẻ ngồi thẳng nhưng không được ngửa đầu về phía sau. Nới lỏng tất cả quần áo chật xung quanh cổ. Dùng tay bịt vào đầu mũi gần hai lỗ mũi đồng thời để trẻ hơi đổ người về trước. Phải mất khoảng 5-10 phút thì trẻ mới có thể cầm máu nên không được bỏ tay ra để tránh chảy máu kéo dài.
Đối với những tai nạn do đồ thủy tinh vỡ, dùng nước và xà phòng rửa sạch xung quanh vết thương. Dùng một chiếc nhíp đã làm sạch bằng cồn gắp hết các mảnh thủy tinh còn găm trong da. Nếu mảnh kính ăn quá sâu thì không nên kéo ra mà để vài ngày mảnh kính tự chui ra. Nếu trẻ dẫm chân lên mảnh kính vỡ thì lấy vải sạch băng lại rồi đưa trẻ đi cấp cứu. Yêu cầu bác sĩ chụp x-quang xem có mảnh kính nào chưa được lấy ra hay không.
Khi trẻ bị thương ở mắt dẫn đến chảy nước mắt liên tục, nhạy cảm với ánh sáng hoặc nhìn mờ thì dùng khăn ẩm và mát đắp lên mắt rồi đưa trẻ đi cấp cứu. Nếu đó chỉ là vết xước thì chỉ cần bôi thuốc là vết thương sẽ lành lại trong khoảng 1-2 ngày. Nhưng nếu là hóa chất dính vào mắt thì giữ không cho trẻ nhắm mắt rồi đưa trẻ đi cấp cứu ngay.
Khi trẻ bị côn trùng đốt và để lại nọc, cần dùng đầu ngón tay hoặc một miếng nhựa cứng (thẻ điện thoại, thẻ ngân hàng) để gỡ nọc độc ra nhưng không được làm vỡ. Lưu ý không dùng nhíp. Nếu trẻ có những dấu hiệu như ho, khó thở, môi sưng, lưỡi sưng, giọng khàn và nổi ban thì cần đi khám ngay.