Một trong những sai lầm khi dùng chảo thường gặp nhất là thức ăn được chế biến khi chảo chưa được làm nóng đủ độ. Chẳng hạn, với món bò bít tết, bạn buộc phải đợi chảo nóng đủ mới có thể hoàn thành được món ăn này mĩ mãn. Nếu không, bạn sẽ có một miếng bít tết bị cháy hoặc bị khô.Cách để kiểm tra chảo có đủ nóng không là thả một giọt nước vào chảo. Nếu giọt nước nhảy lên và "chạy" xung quanh chảo, khi đó chảo đã đủ nóng để nấu nướng.Ngược lại, với một số món, bạn cần dùng chảo nguội (xào hành tây chẳng hạn), thay vì để chảo quá nóng. Hãy cho hành vào chảo rồi đun ở nhiệt độ thấp để món hành không bị cháy.Lỗi mà nhiều bà nội trợ hay mắc nữa là rửa chảo nóng bằng nước lạnh. Lỗi này sẽ khiến lòng chảo không giữ được bề mặt bằng phẳng, dẫn tới việc làm một số món ăn bị ảnh hưởng.Đổ quá nhiều thức ăn vào chảo. Nếu bạn muốn món ăn của mình có màu vàng đẹp mặt, đừng đổ quá nhiều thức ăn vào chảo. Điều này sẽ khiến nhiệt độ trong chảo giảm xuống, đồng thời giải phóng hơi nước ra chảo.Hơi nước giải phóng ra khiến nhiệt độ chảo giảm thêm, làm món ăn khó đạt màu vàng cần thiết.Dùng dụng cụ nấu ăn bằng kim loại. Một số bà nội trợ vì tiện vẫn thường dùng dụng cụ bằng kim loại cứng, sắc, nhọn để đảo, quấy.Cách này sẽ làm chảo bị trầy xước, dễ khiến cặn các món ăn bám vào, gây hại cho sức khỏe.Xào nấu xong không chịu rửa chảo mà tiếp tục dùng chảo này xào nấu tiếp các món ăn khác. Lỗi này rất nhiều người mắc.Điều này vừa làm mất đi hương vị của món ăn kế tiếp vừa khiến gia đình bạn dễ mắc ung thư. Nguyên nhân do dầu mỡ và cặn thức ăn còn sót lại trong khi xào món ăn trước, khi làm nóng lần nữa ở nhiệt độ cao, có thể sinh ra chất benzopyrene gây ung thư.
Một trong những sai lầm khi dùng chảo thường gặp nhất là thức ăn được chế biến khi chảo chưa được làm nóng đủ độ. Chẳng hạn, với món bò bít tết, bạn buộc phải đợi chảo nóng đủ mới có thể hoàn thành được món ăn này mĩ mãn. Nếu không, bạn sẽ có một miếng bít tết bị cháy hoặc bị khô.
Cách để kiểm tra chảo có đủ nóng không là thả một giọt nước vào chảo. Nếu giọt nước nhảy lên và "chạy" xung quanh chảo, khi đó chảo đã đủ nóng để nấu nướng.
Ngược lại, với một số món, bạn cần dùng chảo nguội (xào hành tây chẳng hạn), thay vì để chảo quá nóng. Hãy cho hành vào chảo rồi đun ở nhiệt độ thấp để món hành không bị cháy.
Lỗi mà nhiều bà nội trợ hay mắc nữa là rửa chảo nóng bằng nước lạnh. Lỗi này sẽ khiến lòng chảo không giữ được bề mặt bằng phẳng, dẫn tới việc làm một số món ăn bị ảnh hưởng.
Đổ quá nhiều thức ăn vào chảo. Nếu bạn muốn món ăn của mình có màu vàng đẹp mặt, đừng đổ quá nhiều thức ăn vào chảo. Điều này sẽ khiến nhiệt độ trong chảo giảm xuống, đồng thời giải phóng hơi nước ra chảo.
Hơi nước giải phóng ra khiến nhiệt độ chảo giảm thêm, làm món ăn khó đạt màu vàng cần thiết.
Dùng dụng cụ nấu ăn bằng kim loại. Một số bà nội trợ vì tiện vẫn thường dùng dụng cụ bằng kim loại cứng, sắc, nhọn để đảo, quấy.
Cách này sẽ làm chảo bị trầy xước, dễ khiến cặn các món ăn bám vào, gây hại cho sức khỏe.
Xào nấu xong không chịu rửa chảo mà tiếp tục dùng chảo này xào nấu tiếp các món ăn khác. Lỗi này rất nhiều người mắc.
Điều này vừa làm mất đi hương vị của món ăn kế tiếp vừa khiến gia đình bạn dễ mắc ung thư. Nguyên nhân do dầu mỡ và cặn thức ăn còn sót lại trong khi xào món ăn trước, khi làm nóng lần nữa ở nhiệt độ cao, có thể sinh ra chất benzopyrene gây ung thư.