Quả vải chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Theo Heathline, 100g vải chứa 66 calo, 0,8g protein, 16,5g carbs, 15,2g đường, 1,3g chất xơ và 0,4g chất béo. Đặc biệt, vải giàu chất chống oxy hóa, chống ung thư, chống viêm, chống vi khuẩn, bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch... (Ảnh minh họa)Vải ngon nhưng chín rộ trong thời gian ngắn (từ tháng 5 đến tháng 8) nên không ít người có tâm lý tranh thủ ăn thật nhiều. Thực tế, vải dù tốt cho sức khỏe song không nên ăn lượng lớn. Nguyên nhân bởi vải chứa nhiều đường, có thể lên tới 17%. Ăn nhiều vải cùng lúc khiến cơ thể nạp lượng lớn đường gây tăng huyết áp, nóng trong dẫn đến chảy máu cam, mụn nhọt...Bên cạnh đó, hàm lượng đường cao còn có thể khiến miệng luôn ở trạng thái ưu trương, khô miệng. Một số trường hợp, ăn nhiều vải cùng lúc còn có thể gây “bệnh vải thiều”.Được biết, “bệnh vải thiều” là một bệnh thần kinh cấp tính. Bản thân vải thiều không chứa bất kỳ chất độc hại nào, nhưng lại chứa nhiều đường. Hàm lượng đường trong vải cao và hầu hết là đường fructose.Fructose là một loại monosaccharide (đường trái cây), cơ thể không hấp thụ trực tiếp mà phải chuyển đổi thành glucose trước. Điều này vô tình tạo gánh nặng cho gan. Sau khi thâm nhập vào cơ thể, các tế bào tiểu đảo sẽ tiết ra một lượng lớn insulin trong thời gian ngắn, khiến lượng đường trong máu nhanh chóng giảm xuống.Để ăn vải an toàn, bạn nên tránh ăn vải khi đói. Nguyên nhân bởi ăn vải khi đói sẽ khiến cơ thể nạp nhiều đường trong thời gian ngắn. Điều này dễ gây say với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.Để tốt cho sức khỏe, thời điểm ăn vải tốt nhất là sau bữa cơm. Lúc này cơ thể đã tích lũy đủ lượng nước muối qua thức ăn nên không sợ say, nóng.Lưu ý, không nên ăn vải khi còn xanh. Vải chưa chín chứa độc tố hypoglycin A và methylenecyclopropyl-glycine (MCPG) có thể gây nôn, ói nếu ăn nhiều. Được biết, Hypoglycin A là một axit amin tự nhiên trong những trái vải còn xanh.Nó có thể gây nên các phản ứng như hạ đường huyết, chóng mặt, hồi hộp, mệt mỏi, khát nước, ớn lạnh, rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim. Trường hợp nghiêm trọng, não bộ sẽ bị tổn thương, huyết áp giảm và thậm chí có thể bị co giật.Vải có hàm lượng đường cao, tốt nhất nên ăn có chừng mực. Theo hướng dẫn về chế độ ăn của Trung Quốc, một người trưởng thành nên hạn chế lượng vải ăn vào khoảng 200-350 gam mỗi ngày. Trọng lượng này tương đương khoảng 10 - 17 quả. Khi ăn cần chú ý ăn cả lớp màng trắng và phần trắng trên đầu quả vì những phần này có tác dụng giảm sinh hỏa rất tốt.
Mời độc giả xem thêm video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (Nguồn video: HANOITV)
Quả vải chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Theo Heathline, 100g vải chứa 66 calo, 0,8g protein, 16,5g carbs, 15,2g đường, 1,3g chất xơ và 0,4g chất béo. Đặc biệt, vải giàu chất chống oxy hóa, chống ung thư, chống viêm, chống vi khuẩn, bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch... (Ảnh minh họa)
Vải ngon nhưng chín rộ trong thời gian ngắn (từ tháng 5 đến tháng 8) nên không ít người có tâm lý tranh thủ ăn thật nhiều. Thực tế, vải dù tốt cho sức khỏe song không nên ăn lượng lớn. Nguyên nhân bởi vải chứa nhiều đường, có thể lên tới 17%. Ăn nhiều vải cùng lúc khiến cơ thể nạp lượng lớn đường gây tăng huyết áp, nóng trong dẫn đến chảy máu cam, mụn nhọt...
Bên cạnh đó, hàm lượng đường cao còn có thể khiến miệng luôn ở trạng thái ưu trương, khô miệng. Một số trường hợp, ăn nhiều vải cùng lúc còn có thể gây “bệnh vải thiều”.
Được biết, “bệnh vải thiều” là một bệnh thần kinh cấp tính. Bản thân vải thiều không chứa bất kỳ chất độc hại nào, nhưng lại chứa nhiều đường. Hàm lượng đường trong vải cao và hầu hết là đường fructose.
Fructose là một loại monosaccharide (đường trái cây), cơ thể không hấp thụ trực tiếp mà phải chuyển đổi thành glucose trước. Điều này vô tình tạo gánh nặng cho gan. Sau khi thâm nhập vào cơ thể, các tế bào tiểu đảo sẽ tiết ra một lượng lớn insulin trong thời gian ngắn, khiến lượng đường trong máu nhanh chóng giảm xuống.
Để ăn vải an toàn, bạn nên tránh ăn vải khi đói. Nguyên nhân bởi ăn vải khi đói sẽ khiến cơ thể nạp nhiều đường trong thời gian ngắn. Điều này dễ gây say với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn.
Để tốt cho sức khỏe, thời điểm ăn vải tốt nhất là sau bữa cơm. Lúc này cơ thể đã tích lũy đủ lượng nước muối qua thức ăn nên không sợ say, nóng.
Lưu ý, không nên ăn vải khi còn xanh. Vải chưa chín chứa độc tố hypoglycin A và methylenecyclopropyl-glycine (MCPG) có thể gây nôn, ói nếu ăn nhiều. Được biết, Hypoglycin A là một axit amin tự nhiên trong những trái vải còn xanh.
Nó có thể gây nên các phản ứng như hạ đường huyết, chóng mặt, hồi hộp, mệt mỏi, khát nước, ớn lạnh, rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim. Trường hợp nghiêm trọng, não bộ sẽ bị tổn thương, huyết áp giảm và thậm chí có thể bị co giật.
Vải có hàm lượng đường cao, tốt nhất nên ăn có chừng mực. Theo hướng dẫn về chế độ ăn của Trung Quốc, một người trưởng thành nên hạn chế lượng vải ăn vào khoảng 200-350 gam mỗi ngày. Trọng lượng này tương đương khoảng 10 - 17 quả. Khi ăn cần chú ý ăn cả lớp màng trắng và phần trắng trên đầu quả vì những phần này có tác dụng giảm sinh hỏa rất tốt.