Hóc dị vật đường thở là tai nạn ngày Tết hay xảy ra với trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do các bé thường hay đùa nghịch khi đang ngậm những vật nhỏ trong miệng lúc chơi hoặc trong khi đang ăn.Hóc các loại hạt ngày Tết cũng thường xảy ra với các bé bởi chúng thường thích cắn các loại hạt dưa, bí, hạt hướng dương... như người lớn.Để phòng tránh, các mẹ không nên cho bé tự ý ăn các loại hạt. Nếu phát hiện con bị hóc mẹ hay sơ cứu cho con bằng cách vỗ lưng hoặc ép vào cơ hoành để đẩy dị vật ra ngoài, sau đó đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất.Hóc xương là tai nạn các bé thường gặp vào ngày Tết khi ăn cỗ, ăn thịt gà ăn cá mà không gỡ kỹ.Để phòng hóc xương cho con mẹ nên lưu ý lọc bỏ, gỡ xương cẩn thận rồi mới cho con ăn. Không để bé cắn gặm miếng xương hoặc tự ý ăn cá.Bỏng cũng là tai nạn thường gặp với trẻ em dịp Tết khi chơi đùa, sưởi ấm, nấu bánh chưng... Bỏng không chỉ đau đớn và nguy hiểm mà còn để lại hậu quả lâu dài trên chức năng, thẩm mỹ và tâm lý.Mẹ nên giữ các bé tránh xa khu vực nấu bếp; tránh để bình thủy nước nóng, thức ăn nước uống nóng ở mép bàn.Ngày Tết các gia đình thường treo đèn trang trí ở nhà vì thế các loại ổ điện rất dễ bị bé phát hiện và nghịch gây ra điện giật.Để phòng tránh tai nạn trên các mẹ lưu ý nên dùng băng dính bịt kín ổ điện thừa nếu không dùng đến.Tai nạn xe cộ cũng dễ xảy ra với bé dịp Tết vì chúng thường tụ tập đùa nghịch đuổi nhau mà không để ý xung quanh. Do vậy, các mẹ nên trông con cẩn thận để tránh các sự cố đáng tiếc. Nguồn ảnh: Internet.
Video "Trẻ nhỏ hào hứng “làm nông dân”". Nguồn: VTC
Hóc dị vật đường thở là tai nạn ngày Tết hay xảy ra với trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do các bé thường hay đùa nghịch khi đang ngậm những vật nhỏ trong miệng lúc chơi hoặc trong khi đang ăn.
Hóc các loại hạt ngày Tết cũng thường xảy ra với các bé bởi chúng thường thích cắn các loại hạt dưa, bí, hạt hướng dương... như người lớn.
Để phòng tránh, các mẹ không nên cho bé tự ý ăn các loại hạt. Nếu phát hiện con bị hóc mẹ hay sơ cứu cho con bằng cách vỗ lưng hoặc ép vào cơ hoành để đẩy dị vật ra ngoài, sau đó đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất.
Hóc xương là tai nạn các bé thường gặp vào ngày Tết khi ăn cỗ, ăn thịt gà ăn cá mà không gỡ kỹ.
Để phòng hóc xương cho con mẹ nên lưu ý lọc bỏ, gỡ xương cẩn thận rồi mới cho con ăn. Không để bé cắn gặm miếng xương hoặc tự ý ăn cá.
Bỏng cũng là tai nạn thường gặp với trẻ em dịp Tết khi chơi đùa, sưởi ấm, nấu bánh chưng... Bỏng không chỉ đau đớn và nguy hiểm mà còn để lại hậu quả lâu dài trên chức năng, thẩm mỹ và tâm lý.
Mẹ nên giữ các bé tránh xa khu vực nấu bếp; tránh để bình thủy nước nóng, thức ăn nước uống nóng ở mép bàn.
Ngày Tết các gia đình thường treo đèn trang trí ở nhà vì thế các loại ổ điện rất dễ bị bé phát hiện và nghịch gây ra điện giật.
Để phòng tránh tai nạn trên các mẹ lưu ý nên dùng băng dính bịt kín ổ điện thừa nếu không dùng đến.
Tai nạn xe cộ cũng dễ xảy ra với bé dịp Tết vì chúng thường tụ tập đùa nghịch đuổi nhau mà không để ý xung quanh. Do vậy, các mẹ nên trông con cẩn thận để tránh các sự cố đáng tiếc. Nguồn ảnh: Internet.
Video "Trẻ nhỏ hào hứng “làm nông dân”". Nguồn: VTC