Lịch sự: Thói quen tưởng như chỉ dành cho người lớn nên được hình thành trước khi vào lớp 1 vì trẻ biết tỏ ra lịch sự với người khác sẽ luôn được đánh giá tính cực hơn. Nói cảm ơn, kiên nhẫn chờ đến lượt, chia sẻ đồ chơi với bạn bè hoặc tuân theo luật chơi là những thói quen luôn khiến người khác cảm thấy thoải mái với sự có mặt của trẻ. Thân thiện: Con người là động vật có tính xã hội nên cũng thích bầy đàn. Tuy nhiên khả năng tương tác của trẻ trong cộng đồng là không giống nhau. Cần xây dựng cho trẻ những kỹ năng xã hội trước khi vào cấp 1 bằng cách dạy trẻ cười và giao tiếp khi gặp người khác, rủ bạn chơi cùng mình cũng như giải quyết những bất đồng một cách hòa bình khi chơi cùng nhau.Lòng tốt: Ngoài anh chị em ruột, bạn bè và gia đình, có thể giới thiệu cho trẻ về lòng từ thiện bằng cách khuyến khích trẻ cho hoặc tặng tiền (nếu có) hoặc đồ chơi cũ cho người khác. Sự quan tâm luôn được người khác đánh giá cao. Độc lập: Cuộc sống của chính trẻ sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu trẻ có thể tự đứng trên đôi chân của mình và tự làm nhiều việc. Sự độc lập có tác dụng cả về mặt tâm lý và thể chất. Chẳng hạn, trẻ sẽ cảm thấy vui khi biết trẻ có thể tự chọn quần áo vào buổi sáng mà không cần người khác giúp đỡ hoặc trẻ có thể tự rót nước uống mà không cần nhờ bố mẹ. Sự nhạy cảm: Nếu trẻ thể hiện sự nhạy cảm với mong muốn và cảm xúc của người khác, trẻ cũng sẽ được đánh giá cao hơn. Sự nhạy cảm của trẻ được thể hiện ở chỗ luôn nghĩ đến bạn bè và gia đình, nhìn nhận thế giới bằng con mắt riêng và hành động như thể trẻ hiểu mọi thứ nhưng diễn đạt mọi thứ bằng ngôn ngữ của trẻ. Sự kiên định: Mọi thử thách đều đòi hỏi một tinh thần bền bỉ mới có thể vượt qua được và nếu trẻ có thể xây dựng thói quen này trước khi đi học, trẻ sẽ đạt được nhiều thành công hơn về sau này. Để xây dựng lòng kiên nhẫn, có thể cho trẻ giải một câu đố nào đó cho đến khi tìm ra câu trả lời hoặc cho trẻ học nhảy, múa đến khi trẻ nhớ được các bước. Tính tổ chức: Sẽ hơn cho trẻ rất nhiều nếu biết tổ chức, sắp xếp và chuẩn bị trước mọi thứ theo đúng lịch trình hàng ngày. Chẳng hạn dạy trẻ cách xếp quần áo gọn gàng vào tối hôm trước, chuẩn bị sẵn cặp đi học cho ngày hôm sau. Kính trọng: Thói quen thể hiện sự kính trọng không chỉ dành cho người lớn mà dành cho cả trẻ nhỏ. Kính trọng nghĩa là trẻ lắng nghe quan điểm của người khác mặc dù trẻ không có cùng quan điểm và đưa ra câu trả lời hợp lý. Thật thà: Nếu trẻ là người không được tin tưởng, không được mọi người biết đến, không được tham gia vào các hoạt động xã hội thì sẽ không tốt cho cuộc sống sau này của trẻ. Hãy cho trẻ biết trong mọi trường hợp thì nói thật luôn tốt hơn nói dối dù hậu quả có ra sao, chỉ như vậy thì mới trẻ là người có thể tin cậy.
Lịch sự: Thói quen tưởng như chỉ dành cho người lớn nên được hình thành trước khi vào lớp 1 vì trẻ biết tỏ ra lịch sự với người khác sẽ luôn được đánh giá tính cực hơn. Nói cảm ơn, kiên nhẫn chờ đến lượt, chia sẻ đồ chơi với bạn bè hoặc tuân theo luật chơi là những thói quen luôn khiến người khác cảm thấy thoải mái với sự có mặt của trẻ.
Thân thiện: Con người là động vật có tính xã hội nên cũng thích bầy đàn. Tuy nhiên khả năng tương tác của trẻ trong cộng đồng là không giống nhau. Cần xây dựng cho trẻ những kỹ năng xã hội trước khi vào cấp 1 bằng cách dạy trẻ cười và giao tiếp khi gặp người khác, rủ bạn chơi cùng mình cũng như giải quyết những bất đồng một cách hòa bình khi chơi cùng nhau.
Lòng tốt: Ngoài anh chị em ruột, bạn bè và gia đình, có thể giới thiệu cho trẻ về lòng từ thiện bằng cách khuyến khích trẻ cho hoặc tặng tiền (nếu có) hoặc đồ chơi cũ cho người khác. Sự quan tâm luôn được người khác đánh giá cao.
Độc lập: Cuộc sống của chính trẻ sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu trẻ có thể tự đứng trên đôi chân của mình và tự làm nhiều việc. Sự độc lập có tác dụng cả về mặt tâm lý và thể chất. Chẳng hạn, trẻ sẽ cảm thấy vui khi biết trẻ có thể tự chọn quần áo vào buổi sáng mà không cần người khác giúp đỡ hoặc trẻ có thể tự rót nước uống mà không cần nhờ bố mẹ.
Sự nhạy cảm: Nếu trẻ thể hiện sự nhạy cảm với mong muốn và cảm xúc của người khác, trẻ cũng sẽ được đánh giá cao hơn. Sự nhạy cảm của trẻ được thể hiện ở chỗ luôn nghĩ đến bạn bè và gia đình, nhìn nhận thế giới bằng con mắt riêng và hành động như thể trẻ hiểu mọi thứ nhưng diễn đạt mọi thứ bằng ngôn ngữ của trẻ.
Sự kiên định: Mọi thử thách đều đòi hỏi một tinh thần bền bỉ mới có thể vượt qua được và nếu trẻ có thể xây dựng thói quen này trước khi đi học, trẻ sẽ đạt được nhiều thành công hơn về sau này. Để xây dựng lòng kiên nhẫn, có thể cho trẻ giải một câu đố nào đó cho đến khi tìm ra câu trả lời hoặc cho trẻ học nhảy, múa đến khi trẻ nhớ được các bước.
Tính tổ chức: Sẽ hơn cho trẻ rất nhiều nếu biết tổ chức, sắp xếp và chuẩn bị trước mọi thứ theo đúng lịch trình hàng ngày. Chẳng hạn dạy trẻ cách xếp quần áo gọn gàng vào tối hôm trước, chuẩn bị sẵn cặp đi học cho ngày hôm sau.
Kính trọng: Thói quen thể hiện sự kính trọng không chỉ dành cho người lớn mà dành cho cả trẻ nhỏ. Kính trọng nghĩa là trẻ lắng nghe quan điểm của người khác mặc dù trẻ không có cùng quan điểm và đưa ra câu trả lời hợp lý.
Thật thà: Nếu trẻ là người không được tin tưởng, không được mọi người biết đến, không được tham gia vào các hoạt động xã hội thì sẽ không tốt cho cuộc sống sau này của trẻ. Hãy cho trẻ biết trong mọi trường hợp thì nói thật luôn tốt hơn nói dối dù hậu quả có ra sao, chỉ như vậy thì mới trẻ là người có thể tin cậy.