Ở Nhật Bản, người mẹ sau sinh được chăm sóc cẩn thận như em bé. 3-4 tuần sau sinh, người mẹ được hoàn toàn nghỉ ngơi tại nhà bố mẹ đẻ.Sau sinh, những em bé tại Pakistan và một số nước đạo Hồi sẽ phải trải qua lễ đặt tên. Lễ này được tiến hành vào ngày thứ 7,14,21 sau ngày em bé sinh. Vào ngày đó, em bé được cạo đầu và người lớn sẽ giết một con vật để hiến tế.Theo phong tục sinh đẻ ở Bolivia, người mẹ trong giai đoạn mang thai không được đan lát do người ta lo sợ em bé sẽ bị vòng hoa quấn cổ.Sau tháng thứ 7, người ta sẽ tổ chức lễ cầu nguyện cho bà bầu, chúc phúc và tặng quà mẹ bầu. Ngoài ra, trong thời gian bầu bì, mẹ bầu ở Ấn Độ không được cắt tóc, không được tết tóc và phải mặc quần áo rộng rãi để đảm bảo an toàn cho em bé.Ở Bali, Indonesia, ngay sau khi sinh em bé, người cha lấy nhau thai, rửa sạch sẽ, nhúng vào nước dừa và hoa, cuộn vào một mảnh vải rồi đem chôn. Phong tục này được cho là sẽ đem lại may mắn cho em bé mới sinh.Theo phong tục ở Trung Quốc, bà bầu phải tránh xa sex, đám tang, những hành động và ý nghĩ tội lỗi, những việc được cho là sẽ đem lại sức khỏe cho 2 mẹ con.Ở nhiều nước Latin, mọi người vẫn tuân theo một truyền thống có tên gọi là La Cuarentena. Phong tục này cho phép bà mẹ mới sinh được nghỉ ngơi và ăn những thức ăn có thể giúp mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh trong 6 tuần ở cữ. Thời gian này, sex và một số loại thức ăn bị cấm nghiêm ngặt.Theo truyền thống Brazil, khi người mẹ ở cữ, người thân và họ hàng đến thăm 2 mẹ con sẽ được mẹ em bé tặng lại quà.Theo phong tục Thổ Nhĩ Kỳ, ngay sau khi sinh, bà mẹ sẽ được cho uống một loại nước truyền thống có tên Lohusa serbeti, gồm quế, đường, đinh hương và thực phẩm màu đỏ.Theo tục lệ sau sinh ở Nigeria, mẹ không phải là người đầu tiên tắm cho em bé. Bà bé mới là người đầu tiên làm việc này. Nếu bà đã mất, một người cô hoặc bạn thân của mẹ sẽ được chọn để làm việc này.Ở Tây Tạng, khi em bé trở về nhà, em sẽ được rửa ráy sạch sẽ. 3-4 ngày sau sinh, một người được trọng vọng nhất trong gia đình sẽ đặt tên cho em bé trước sự chứng kiến của toàn thể gia đình và họ hàng. Sau đó, em bé sẽ được tặng quà để thay cho lời chúc phúc.Brit milah là nghi lễ đặt tên và cắt da quy đầu cho bé trai của người Do Thái, được thực hiện 8 ngày sau khi em bé sinh ra. Nghi lễ này được thực hiện vào buổi sáng và sau đó mọi người sẽ được thết đãi bằng một bữa tiệc lớn.Ở Bali, 3 tháng sau khi sinh ra, em bé tuyệt nhiên không được cho chạm đất. Nguyên do là người dân ở đây cho rằng trong thời gian này, đứa trẻ vẫn là một vị thần, và việc chạm vào đất sẽ làm linh hồn ô uế.Theo một phong tục có từ năm 1621 ở Castrillo de Murcia, Tây Ban Nha, những em bé mới sinh sẽ được nằm ở dưới đất và để một người đàn ông trong trang phục người ác nhảy qua. Người dân ở đây tin rằng, làm như thế, những em bé sẽ được dẫn vào một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.
Ở Nhật Bản, người mẹ sau sinh được chăm sóc cẩn thận như em bé. 3-4 tuần sau sinh, người mẹ được hoàn toàn nghỉ ngơi tại nhà bố mẹ đẻ.
Sau sinh, những em bé tại Pakistan và một số nước đạo Hồi sẽ phải trải qua lễ đặt tên. Lễ này được tiến hành vào ngày thứ 7,14,21 sau ngày em bé sinh. Vào ngày đó, em bé được cạo đầu và người lớn sẽ giết một con vật để hiến tế.
Theo phong tục sinh đẻ ở Bolivia, người mẹ trong giai đoạn mang thai không được đan lát do người ta lo sợ em bé sẽ bị vòng hoa quấn cổ.
Sau tháng thứ 7, người ta sẽ tổ chức lễ cầu nguyện cho bà bầu, chúc phúc và tặng quà mẹ bầu. Ngoài ra, trong thời gian bầu bì, mẹ bầu ở Ấn Độ không được cắt tóc, không được tết tóc và phải mặc quần áo rộng rãi để đảm bảo an toàn cho em bé.
Ở Bali, Indonesia, ngay sau khi sinh em bé, người cha lấy nhau thai, rửa sạch sẽ, nhúng vào nước dừa và hoa, cuộn vào một mảnh vải rồi đem chôn. Phong tục này được cho là sẽ đem lại may mắn cho em bé mới sinh.
Theo phong tục ở Trung Quốc, bà bầu phải tránh xa sex, đám tang, những hành động và ý nghĩ tội lỗi, những việc được cho là sẽ đem lại sức khỏe cho 2 mẹ con.
Ở nhiều nước Latin, mọi người vẫn tuân theo một truyền thống có tên gọi là La Cuarentena. Phong tục này cho phép bà mẹ mới sinh được nghỉ ngơi và ăn những thức ăn có thể giúp mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh trong 6 tuần ở cữ. Thời gian này, sex và một số loại thức ăn bị cấm nghiêm ngặt.
Theo truyền thống Brazil, khi người mẹ ở cữ, người thân và họ hàng đến thăm 2 mẹ con sẽ được mẹ em bé tặng lại quà.
Theo phong tục Thổ Nhĩ Kỳ, ngay sau khi sinh, bà mẹ sẽ được cho uống một loại nước truyền thống có tên Lohusa serbeti, gồm quế, đường, đinh hương và thực phẩm màu đỏ.
Theo tục lệ sau sinh ở Nigeria, mẹ không phải là người đầu tiên tắm cho em bé. Bà bé mới là người đầu tiên làm việc này. Nếu bà đã mất, một người cô hoặc bạn thân của mẹ sẽ được chọn để làm việc này.
Ở Tây Tạng, khi em bé trở về nhà, em sẽ được rửa ráy sạch sẽ. 3-4 ngày sau sinh, một người được trọng vọng nhất trong gia đình sẽ đặt tên cho em bé trước sự chứng kiến của toàn thể gia đình và họ hàng. Sau đó, em bé sẽ được tặng quà để thay cho lời chúc phúc.
Brit milah là nghi lễ đặt tên và cắt da quy đầu cho bé trai của người Do Thái, được thực hiện 8 ngày sau khi em bé sinh ra. Nghi lễ này được thực hiện vào buổi sáng và sau đó mọi người sẽ được thết đãi bằng một bữa tiệc lớn.
Ở Bali, 3 tháng sau khi sinh ra, em bé tuyệt nhiên không được cho chạm đất. Nguyên do là người dân ở đây cho rằng trong thời gian này, đứa trẻ vẫn là một vị thần, và việc chạm vào đất sẽ làm linh hồn ô uế.
Theo một phong tục có từ năm 1621 ở Castrillo de Murcia, Tây Ban Nha, những em bé mới sinh sẽ được nằm ở dưới đất và để một người đàn ông trong trang phục người ác nhảy qua. Người dân ở đây tin rằng, làm như thế, những em bé sẽ được dẫn vào một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.