Cùng xem điều gì đã xảy ra với cơ thể khi say. Ngay sau khi ngụm rượu đầu tiên được uống, nó sẽ xuống ruột non sau khi đi qua thực quản và dạ dày.Thay vì được tiêu hóa, một phần rượu sẽ ngấm thẳng vào máu. Phần còn lại được hấp thụ qua ruột non. Nếu bạn vừa ăn, thì lượng rượu đi vào ruột ít và chậm hơn.Do van môn vị ở dạ dày đóng lại sau mỗi bữa ăn để tiêu hóa thức ăn, rượu sẽ được hấp thụ bớt qua dạ dày, dù quá trình này diễn ra chậm hơn khi ở ruột non.Ruột non là nơi có diện tích bề mặt khá lớn nên dễ dàng khuếch tán rượu vào máu. Khi vào máu, chất gây độc này sẽ nhanh chóng lan ra toàn cơ thể.Hệ tuần hoàn máu trong cơ thể nhanh chóng đưa rượu tới hệ thần kinh và não, gây ảnh hưởng tới 2 bộ phận này. Rượu sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của gan, thận.Tuy gan là nơi có thể cứu bạn thoát khỏi việc bị ngộ độc rượu, nhưng nó cũng là nơi tạo ra một chất độc gọi là acetaldehyde khi lọc rượu.Độc tố của acetaldehyde gấp 30 lần so với rượu sẽ khiến bạn trải qua cơn đau đầu khủng khiếp và một trận nôn tồi tệ.Sau khi qua gan, rượu tiếp tục tới thận rồi chuyển xuống bàng quang và được tống ra ngoài cơ thể.Tuy không gây hại cho thận, rượu lại ngăn chặn sự hình thành của hormone vasopressin, có tác dụng thông báo cho thận rằng nước nên được tái hấp thu thay vì chuyển tới bàng quang. Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ thể háo nước sau khi say rượu.Phản ứng đầu tiên khi rượu chạm não là cảm giác lâng lâng, khó kiềm chế.Tuy nhiên, sau đó, trí nhớ của bạn sẽ tạm thời bị gián đoạn và việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trở nên khó khăn hơn.Nguyên nhân của hiện tượng này là rượu làm rối loạn nồng độ của chất truyền dẫn trong não. Chẳng hạn, nó hạn chế sự giải phóng glutamate, một chất truyền dẫn có tác dụng tăng cường năng lượng và các hoạt động thần kinh.Rượu có tác động tới hoạt động của các chất truyền dẫn gây ức chế như GABA, chất tạo cảm giác thư thái cho con người. Nó kích thích sự sản xuất GABA. Và cùng với nồng độ glutamate giảm, người say rượu sẽ có cảm giác mệt mỏi.
Cùng xem điều gì đã xảy ra với cơ thể khi say. Ngay sau khi ngụm rượu đầu tiên được uống, nó sẽ xuống ruột non sau khi đi qua thực quản và dạ dày.
Thay vì được tiêu hóa, một phần rượu sẽ ngấm thẳng vào máu. Phần còn lại được hấp thụ qua ruột non. Nếu bạn vừa ăn, thì lượng rượu đi vào ruột ít và chậm hơn.
Do van môn vị ở dạ dày đóng lại sau mỗi bữa ăn để tiêu hóa thức ăn, rượu sẽ được hấp thụ bớt qua dạ dày, dù quá trình này diễn ra chậm hơn khi ở ruột non.
Ruột non là nơi có diện tích bề mặt khá lớn nên dễ dàng khuếch tán rượu vào máu. Khi vào máu, chất gây độc này sẽ nhanh chóng lan ra toàn cơ thể.
Hệ tuần hoàn máu trong cơ thể nhanh chóng đưa rượu tới hệ thần kinh và não, gây ảnh hưởng tới 2 bộ phận này. Rượu sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của gan, thận.
Tuy gan là nơi có thể cứu bạn thoát khỏi việc bị ngộ độc rượu, nhưng nó cũng là nơi tạo ra một chất độc gọi là acetaldehyde khi lọc rượu.
Độc tố của acetaldehyde gấp 30 lần so với rượu sẽ khiến bạn trải qua cơn đau đầu khủng khiếp và một trận nôn tồi tệ.
Sau khi qua gan, rượu tiếp tục tới thận rồi chuyển xuống bàng quang và được tống ra ngoài cơ thể.
Tuy không gây hại cho thận, rượu lại ngăn chặn sự hình thành của hormone vasopressin, có tác dụng thông báo cho thận rằng nước nên được tái hấp thu thay vì chuyển tới bàng quang. Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ thể háo nước sau khi say rượu.
Phản ứng đầu tiên khi rượu chạm não là cảm giác lâng lâng, khó kiềm chế.
Tuy nhiên, sau đó, trí nhớ của bạn sẽ tạm thời bị gián đoạn và việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trở nên khó khăn hơn.
Nguyên nhân của hiện tượng này là rượu làm rối loạn nồng độ của chất truyền dẫn trong não. Chẳng hạn, nó hạn chế sự giải phóng glutamate, một chất truyền dẫn có tác dụng tăng cường năng lượng và các hoạt động thần kinh.
Rượu có tác động tới hoạt động của các chất truyền dẫn gây ức chế như GABA, chất tạo cảm giác thư thái cho con người. Nó kích thích sự sản xuất GABA. Và cùng với nồng độ glutamate giảm, người say rượu sẽ có cảm giác mệt mỏi.