Chỉ trong năm nay, căn bệnh chết người Whitmore đã cướp đi mạng sống của hàng chục người trên nhiều tỉnh thành Việt Nam. Gần đây, sự việc một gia đình ở Sóc Sơn (Hà Nội) có 3 con nhỏ lần lượt tử vong với các triệu chứng bệnh Whitmore khiến dư luận hết sức hoang mang.Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai chỉ trong tháng 8/2019, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận 12 ca mắc bệnh Whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong rất cao (tới 40%) đang có nguy cơ tái bùng phát.Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”.Gần đây, các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11. Do đó những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.Liên cầu khuẩn lợn: Trong vòng hơn nửa tháng 9 năm nay, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) tiếp nhận 3 bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Cả 3 trường hợp này đều được các bác sĩ chọc dịch não tủy, điều trị kháng sinh liều cao… Tuy nhiên, chỉ có một bệnh nhân khỏi hoàn toàn, còn 1 bệnh nhân bị di chứng liệt nửa người và một bệnh nhân di chứng giảm thính lực.Theo bác sĩ, trong vài năm gần đầy, tỉ lệ mắc liên cầu lợn vào viện trong tình trạng nặng, diễn biến khó tiên lượng. Dù được cảnh báo nhiều về nguy hiểm chết người từ liên cầu khuẩn lợn, nhưng nhiều người vẫn chủ quan, sử dụng tiết canh lợn hoặc tiếp xúc với lợn bệnh nhưng không có bảo hộ. Nhiễm khuẩn liên cầu lợn để lại nhiều di chứng, thậm chí tử vong. Liên cầu khuẩn lợn là bệnh mà người dân có thể chủ động phòng tránh được nhưng người dân vẫn còn rất chủ quan, đặc biệt là trong dịp nghỉ lễ, tết thường mổ lợn liên hoan và có món tiết canh.Có người gia đình nuôi lợn, thường xuyên giết mổ lợn và ăn tiết canh với lý do “lợn nhà nuôi nên an toàn”. Bằng mắt thường, người dân khó phân biệt con lợn nào có vi khuẩn liên cầu. Do vậy, việc ăn tiết canh lợn hoặc lợn chưa chế biến chín là cực kỳ nguy hiểm.Bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn tiết canh, không sử dụng thực phẩm từ gia súc, gia cầm bị ốm, chết. Khi phải tiếp xúc, giết mổ gia súc, gia cầm cần có các phương tiện bảo hộ đầy đủ; xử lý chất thải hợp lý. Khi các đối tượng tiếp xúc với nguy cơ gây bệnh có dấu hiệu bất thường sốt, đau đầu, nôn… cần đến viện khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh tiến triển nặng gây khó khăn trong điều trị.Sốt xuất huyết: Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời điểm này, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vào điều trị tăng cao, do tháng 9 đến tháng 12 hàng năm thường là cao điểm của dịch bệnh này ở miền Bắc.Hồi tháng 9, một cô gái vừa qua đời vì sốt xuất huyết ở Đà Nẵng như một lời cảnh báo căn bệnh dịch nguy hiểm xuất hiện nhiều trong mùa mưa, có thể gây tử vong nếu chủ quan. Bệnh nhân này là chị N.T.M.T (SN 1992, ngụ TP Đà Nẵng) nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, ngừng tuần hoàn, suy đa tạng…Đáng lưu ý, hầu hết trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết đều là những người còn rất trẻ, nguyên nhân do chủ quan. Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết không được điều trị đúng cách hoặc điều trị muộn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm chết người.Trong các biến chứng do sốt xuất huyết thì nặng nhất là tràn dịch màng phổi, máu đọng trong thận. Hai biến chứng này rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại những hậu quả nặng nề sau này cho người bệnh. Một biến chứng thường gặp nữa là tổn thương một số cơ quan nội tạng như suy gan, não, suy hô hấp, thận.Theo cảnh báo từ bác sĩ, nếu người dân bị sốt, có các dấu hiệu nghi SXH thì cần đến sở y tế để khám và làm xét nghiệm để được phát hiện, điều trị sớm, hạn chế các biến chứng nặng của SXH Dengue. Ảnh: Internet.Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Chỉ trong năm nay, căn bệnh chết người Whitmore đã cướp đi mạng sống của hàng chục người trên nhiều tỉnh thành Việt Nam. Gần đây, sự việc một gia đình ở Sóc Sơn (Hà Nội) có 3 con nhỏ lần lượt tử vong với các triệu chứng bệnh Whitmore khiến dư luận hết sức hoang mang.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai chỉ trong tháng 8/2019, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận 12 ca mắc bệnh Whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong rất cao (tới 40%) đang có nguy cơ tái bùng phát.
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.
Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”.
Gần đây, các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11. Do đó những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.
Liên cầu khuẩn lợn: Trong vòng hơn nửa tháng 9 năm nay, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) tiếp nhận 3 bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Cả 3 trường hợp này đều được các bác sĩ chọc dịch não tủy, điều trị kháng sinh liều cao… Tuy nhiên, chỉ có một bệnh nhân khỏi hoàn toàn, còn 1 bệnh nhân bị di chứng liệt nửa người và một bệnh nhân di chứng giảm thính lực.
Theo bác sĩ, trong vài năm gần đầy, tỉ lệ mắc liên cầu lợn vào viện trong tình trạng nặng, diễn biến khó tiên lượng. Dù được cảnh báo nhiều về nguy hiểm chết người từ liên cầu khuẩn lợn, nhưng nhiều người vẫn chủ quan, sử dụng tiết canh lợn hoặc tiếp xúc với lợn bệnh nhưng không có bảo hộ. Nhiễm khuẩn liên cầu lợn để lại nhiều di chứng, thậm chí tử vong.
Liên cầu khuẩn lợn là bệnh mà người dân có thể chủ động phòng tránh được nhưng người dân vẫn còn rất chủ quan, đặc biệt là trong dịp nghỉ lễ, tết thường mổ lợn liên hoan và có món tiết canh.
Có người gia đình nuôi lợn, thường xuyên giết mổ lợn và ăn tiết canh với lý do “lợn nhà nuôi nên an toàn”. Bằng mắt thường, người dân khó phân biệt con lợn nào có vi khuẩn liên cầu. Do vậy, việc ăn tiết canh lợn hoặc lợn chưa chế biến chín là cực kỳ nguy hiểm.
Bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn tiết canh, không sử dụng thực phẩm từ gia súc, gia cầm bị ốm, chết. Khi phải tiếp xúc, giết mổ gia súc, gia cầm cần có các phương tiện bảo hộ đầy đủ; xử lý chất thải hợp lý. Khi các đối tượng tiếp xúc với nguy cơ gây bệnh có dấu hiệu bất thường sốt, đau đầu, nôn… cần đến viện khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh tiến triển nặng gây khó khăn trong điều trị.
Sốt xuất huyết: Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời điểm này, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vào điều trị tăng cao, do tháng 9 đến tháng 12 hàng năm thường là cao điểm của dịch bệnh này ở miền Bắc.
Hồi tháng 9, một cô gái vừa qua đời vì sốt xuất huyết ở Đà Nẵng như một lời cảnh báo căn bệnh dịch nguy hiểm xuất hiện nhiều trong mùa mưa, có thể gây tử vong nếu chủ quan. Bệnh nhân này là chị N.T.M.T (SN 1992, ngụ TP Đà Nẵng) nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, ngừng tuần hoàn, suy đa tạng…
Đáng lưu ý, hầu hết trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết đều là những người còn rất trẻ, nguyên nhân do chủ quan. Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết không được điều trị đúng cách hoặc điều trị muộn có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm chết người.
Trong các biến chứng do sốt xuất huyết thì nặng nhất là tràn dịch màng phổi, máu đọng trong thận. Hai biến chứng này rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại những hậu quả nặng nề sau này cho người bệnh. Một biến chứng thường gặp nữa là tổn thương một số cơ quan nội tạng như suy gan, não, suy hô hấp, thận.
Theo cảnh báo từ bác sĩ, nếu người dân bị sốt, có các dấu hiệu nghi SXH thì cần đến sở y tế để khám và làm xét nghiệm để được phát hiện, điều trị sớm, hạn chế các biến chứng nặng của SXH Dengue. Ảnh: Internet.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.