Ông Nana Assenso lặng người đứng trước ngôi mộ của chú mình. Ông nhớ về một người mình yêu thương nhưng cũng là một phần quá khứ đau thương của gia đình ông qua nhiều thế hệ.Đó là người chú Kwame Badu, một cái tên được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình để nhắc nhở mọi người nhớ về ông bà tổ tiên, những người đã bị bắt và bán làm nô kệ từ rất lâu trước đây.Ông Assenso, 68 tuổi, là người đứng đầu Adidwan, một ngôi làng ở Ghana. "Lớn lên, tôi được nghe kể câu chuyện về hai người chú hết sức vĩ đại của tôi, Kwame Badu và Kofi Aboagye, những người bị bắt và bị bán làm nô lệ". Để tưởng nhớ, ông Assenso đã đặt tên cho con trai út của mình là Kwame Badu.Tháng 8 đánh dấu tròn 400 năm từ khi những nô lệ châu Phi đầu tiên bị bắt đến Bắc Mỹ để làm việc trong các đồn điền của thuộc địa Anh.Trong vài thế kỷ sau đó, các thương nhân buôn bán nô lệ châu Âu đã vận chuyển hàng triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em châu Phi qua Đại Tây Dương.Nhiều người đã chết vì điều kiện khủng khiếp trên những chiếc thuyền nô lệ, những người sống sót phải làm việc nặng nhọc và khốn khổ trong các đồn điền.Hành trình chết chóc đưa người nô lệ từ Adidwan sang Bắc Mỹ bắt đầu từ "lâu đài nô lệ" ở Ghana. Sau khi bị bắt, họ phải đi qua 200 km đường đất để đến lâu đài nô lệ bên bờ biển Đại Tây Dương, nơi họ sẽ lên tàu sang Bắc Mỹ. Đó là chuyến đi "một đi không trở lại", và họ sẽ không bao giờ có thể nhìn thấy quê hương một lần nữa.Từ Adidwan, những người nô lệ bị buộc phải đi về phía nam, đi qua thị trấn khai thác vàng Obuasi.Ông Kwaku Agyei, một mục sư và người cao tuổi ở Obuasi, đã kể câu chuyện buôn bán những người nô lệ lao động trẻ tuổi ở khu vực lân cận với sự căm phẫn cùng lòng tự hào khôn nguôi về tổ tiên của mình."Họ (thương nhân) bắt chúng tôi vì họ nhận ra chúng tôi rất khỏe", người đàn ông 71 tuổi nói. "Họ đã gửi tổ tiên của chúng tôi đi làm việc ở các đồn điền đường. Việc buôn bán nô lệ khiến chúng tôi nhận ra rằng đàn ông da trắng là những kẻ độc ác".Con cháu của những thế lực cai trị các đế chế Tây Phi như vương quốc Ashanti (nằm ở phía nam đất nước Ghana, thuộc Tây Phi) vẫn còn đến ngày nay ở Ghana. Tổ tiên của họ đã bắt và bán nô lệ để đổi lấy súng, vải vóc, rượu và các hàng hóa khác của phương Tây."Tổ tiên của chúng tôi sẵn sàng đổi con cái của họ để lấy 'những thứ tốt đẹp' như hộp diêm", ông Agyei cho biết. "Tôi có thể nói rằng tổ tiên của chúng tôi là một trong những người đã gây dựng nước Mỹ", ông nói với niềm tự hào.Trang phục biểu diễn của những nô lệ nữ bị bỏ lại ở lâu đài nô lệ Elimina, nơi họ bị giam giữ và nằm dưới đất trước khi lên thuyền rời quê hương.Ông Abdul Sumud Shaibu, 50 tuổi, sống ở Obuasi, cũng kể về tổ tiên đáng tự hào của mình. Ông khoe một bức ảnh về ông nội được lưu trong điện thoại của mình và nói: "Tổ tiên của tôi là những người khổng lồ. Họ xây dựng rất giỏi và khỏe mạnh. Hãy nhìn vào chiều cao của ông tôi trong bức tranh này".Tổ tiên của những người châu Phi như ông Shaibu đã chiến đấu với thổ phỉ. Trong những trận đánh, có lúc họ thua cuộc, có lúc bị bắt làm nô lệ.Gần cuối hành trình ở Ghana, những người bị bắt được tắm lần cuối trên một dòng sông như nghi thức trước khi bán. Ngày nay, con sông Assin Manso trở thành nơi tưởng niệm linh thiêng. Trong ảnh, bà Regis Thomson, 75 tuổi, người New York, quây vòng tròn với 5 người phụ nữ khác từ nhà thờ của mình và cầu nguyện trên sông Assin Manso."Khi tôi nghĩ về những gì tổ tiên của tôi đã phải trải qua... Chúng tôi có rất nhiều việc phải làm", vị khách du lịch Mỹ nói. Bà nói thêm rằng bà sẽ quay lại và kể về những trải nghiệm của mình để trẻ em ngày nay hiểu được quá khứ của họ.Sau khi những người nô lệ tắm dưới sông, họ được đưa đến chặng cuối của hành trình ở Ghana - lâu đài nô lệ trên Đại Tây Dương. Đó là lâu đài Cape Coast và Elmina.Savior Asante, 30 tuổi, một thợ làm tóc ở Obuasi, người từng suy nghĩ rất mơ hồ về lịch sử nô lệ của quê hương, đã thay đổi hoàn toàn sau chuyến thăm lâu đài Cape Coast. "Tôi đã khóc cả ngày", cô nói. "Đó là khoảnh khắc rất đau lòng khi nghe được những câu chuyện này". Mời độc giả xem thêm video về nô lệ trẻ em ở Ấn Độ (Nguồn: CNN)
Ông Nana Assenso lặng người đứng trước ngôi mộ của chú mình. Ông nhớ về một người mình yêu thương nhưng cũng là một phần quá khứ đau thương của gia đình ông qua nhiều thế hệ.
Đó là người chú Kwame Badu, một cái tên được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình để nhắc nhở mọi người nhớ về ông bà tổ tiên, những người đã bị bắt và bán làm nô kệ từ rất lâu trước đây.
Ông Assenso, 68 tuổi, là người đứng đầu Adidwan, một ngôi làng ở Ghana. "Lớn lên, tôi được nghe kể câu chuyện về hai người chú hết sức vĩ đại của tôi, Kwame Badu và Kofi Aboagye, những người bị bắt và bị bán làm nô lệ". Để tưởng nhớ, ông Assenso đã đặt tên cho con trai út của mình là Kwame Badu.
Tháng 8 đánh dấu tròn 400 năm từ khi những nô lệ châu Phi đầu tiên bị bắt đến Bắc Mỹ để làm việc trong các đồn điền của thuộc địa Anh.
Trong vài thế kỷ sau đó, các thương nhân buôn bán nô lệ châu Âu đã vận chuyển hàng triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em châu Phi qua Đại Tây Dương.
Nhiều người đã chết vì điều kiện khủng khiếp trên những chiếc thuyền nô lệ, những người sống sót phải làm việc nặng nhọc và khốn khổ trong các đồn điền.
Hành trình chết chóc đưa người nô lệ từ Adidwan sang Bắc Mỹ bắt đầu từ "lâu đài nô lệ" ở Ghana. Sau khi bị bắt, họ phải đi qua 200 km đường đất để đến lâu đài nô lệ bên bờ biển Đại Tây Dương, nơi họ sẽ lên tàu sang Bắc Mỹ. Đó là chuyến đi "một đi không trở lại", và họ sẽ không bao giờ có thể nhìn thấy quê hương một lần nữa.
Từ Adidwan, những người nô lệ bị buộc phải đi về phía nam, đi qua thị trấn khai thác vàng Obuasi.
Ông Kwaku Agyei, một mục sư và người cao tuổi ở Obuasi, đã kể câu chuyện buôn bán những người nô lệ lao động trẻ tuổi ở khu vực lân cận với sự căm phẫn cùng lòng tự hào khôn nguôi về tổ tiên của mình.
"Họ (thương nhân) bắt chúng tôi vì họ nhận ra chúng tôi rất khỏe", người đàn ông 71 tuổi nói. "Họ đã gửi tổ tiên của chúng tôi đi làm việc ở các đồn điền đường. Việc buôn bán nô lệ khiến chúng tôi nhận ra rằng đàn ông da trắng là những kẻ độc ác".
Con cháu của những thế lực cai trị các đế chế Tây Phi như vương quốc Ashanti (nằm ở phía nam đất nước Ghana, thuộc Tây Phi) vẫn còn đến ngày nay ở Ghana. Tổ tiên của họ đã bắt và bán nô lệ để đổi lấy súng, vải vóc, rượu và các hàng hóa khác của phương Tây.
"Tổ tiên của chúng tôi sẵn sàng đổi con cái của họ để lấy 'những thứ tốt đẹp' như hộp diêm", ông Agyei cho biết. "Tôi có thể nói rằng tổ tiên của chúng tôi là một trong những người đã gây dựng nước Mỹ", ông nói với niềm tự hào.
Trang phục biểu diễn của những nô lệ nữ bị bỏ lại ở lâu đài nô lệ Elimina, nơi họ bị giam giữ và nằm dưới đất trước khi lên thuyền rời quê hương.
Ông Abdul Sumud Shaibu, 50 tuổi, sống ở Obuasi, cũng kể về tổ tiên đáng tự hào của mình. Ông khoe một bức ảnh về ông nội được lưu trong điện thoại của mình và nói: "Tổ tiên của tôi là những người khổng lồ. Họ xây dựng rất giỏi và khỏe mạnh. Hãy nhìn vào chiều cao của ông tôi trong bức tranh này".
Tổ tiên của những người châu Phi như ông Shaibu đã chiến đấu với thổ phỉ. Trong những trận đánh, có lúc họ thua cuộc, có lúc bị bắt làm nô lệ.
Gần cuối hành trình ở Ghana, những người bị bắt được tắm lần cuối trên một dòng sông như nghi thức trước khi bán. Ngày nay, con sông Assin Manso trở thành nơi tưởng niệm linh thiêng. Trong ảnh, bà Regis Thomson, 75 tuổi, người New York, quây vòng tròn với 5 người phụ nữ khác từ nhà thờ của mình và cầu nguyện trên sông Assin Manso.
"Khi tôi nghĩ về những gì tổ tiên của tôi đã phải trải qua... Chúng tôi có rất nhiều việc phải làm", vị khách du lịch Mỹ nói. Bà nói thêm rằng bà sẽ quay lại và kể về những trải nghiệm của mình để trẻ em ngày nay hiểu được quá khứ của họ.
Sau khi những người nô lệ tắm dưới sông, họ được đưa đến chặng cuối của hành trình ở Ghana - lâu đài nô lệ trên Đại Tây Dương. Đó là lâu đài Cape Coast và Elmina.
Savior Asante, 30 tuổi, một thợ làm tóc ở Obuasi, người từng suy nghĩ rất mơ hồ về lịch sử nô lệ của quê hương, đã thay đổi hoàn toàn sau chuyến thăm lâu đài Cape Coast. "Tôi đã khóc cả ngày", cô nói. "Đó là khoảnh khắc rất đau lòng khi nghe được những câu chuyện này".
Mời độc giả xem thêm video về nô lệ trẻ em ở Ấn Độ (Nguồn: CNN)