Cơm âm phủ. Tương truyền, cơm âm phủ xuất hiện từ thời nhà Nguyễn. Trong một lần vi hành, nhà vua ghé nhà bà lão xin dùng bữa. Dù gia cảnh không giàu nhưng cụ bà đãi khách bằng chén cơm trắng, xung quanh nhiều món ăn kèm thái sẵn. Nhà vua dùng bữa trong cảnh đèn dầu tối tăm nên người gọi đó là món “cơm âm phủ”. (Ảnh minh họa)Sở hữu cái tên ma mị nhưng sức hút của món ăn không hề nhẹ. Cơm âm phủ được nhiều người tìm tới bởi sự kết hợp hài hòa của những thức ngon quen thuộc trong ẩm thực Huế như thịt ram, giò lụa, nem chua, tôm chấy, trứng tráng, rau thơm, dưa món... (Ảnh minh họa)Chỉ cần rưới chút nước mắm, bạn sẽ cảm nhận đủ dư vị thơm ngọt, bùi béo, cay ngọt của mĩ vị nhân gian. Ảnh: Dân Trí. Lẩu “súng đạn”. Lẩu “súng đạn” được bán nhiều trong các hàng ăn ở Hà Nội. Để làm nên món này, đầu bếp sẽ lựa chọn các bộ phận sinh dục của bò như ngẩu pín, tinh hoàn... để chế biến. (Ảnh minh họa)Sở hữu cái tên "khói lửa", món ăn thành công khơi gợi sự tò mò của thực khách. Dù vậy, không thể phủ nhận đây thực sự là món ăn cực phẩm với hương vị hài hòa, vị giòn tan, bùi béo của bộ ngẩu pín và các đồ ăn kèm. Đặc biệt, món ăn được cho là mang lại tác dụng bổ thận tráng dương, rất được nam giới yêu thích. (Ảnh minh họa)Cơm tấm “bãi rác”. Quán cơm tấm “bãi rác” thuộc về một tiểu thương kinh doanh tại Xóm Chiếu, Lê Văn Lợi, thành phố Hồ Chí Minh. Quán có tên như vậy bởi vị trí nằm cạnh một bãi rác lớn. (Ảnh: Soha)Sở hữu tên gọi hơi “nặng mùi” song cửa hàng rất đông khách. Ngay cả khi tính phí cao hơn so với các quán khác, cơm tấm “bãi rác” vẫn nườm nượp khách ra vào. (Ảnh: Soha)“Chè ma”. “Chè ma” là quán chè có tuổi đời hơn 80 năm trên đường Trần Hưng Đạo B (Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh). Tên gọi độc lạ này đơn giản bắt nguồn từ việc cửa hàng mở đến khuya muộn, thực khách thưởng thức món ăn dưới ánh đèn đường yếu ớt, không liên quan đến yếu tố tâm linh. (Ảnh: Di Vỹ)Hiện, quán có hơn 20 món như chè hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ, mè đen, nhãn nhục, bạch quả, hột gà trà đen, đu đủ tiềm... Với mỗi món, chủ quán tỉ mỉ đong đếm nguyên liệu, nấu sao cho trọn vị. Nhờ vậy, suốt từ khi đi vào hoạt động, “Chè ma” luôn dành được sự ưu ái của thực khách. (Ảnh: Di Vỹ) Lẩu bò “nghĩa địa”. Quán chuyên phục vụ lẩu bò, nằm trong hẻm 498 Nguyễn Thị Định (Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh). Cái tên đầy ám ảnh này bắt nguồn từ vị trí của quán, nằm ngay cạnh những ngôi mộ người thân chủ quán. Mở bán ở vị trí không được đánh giá cao nhưng hương vị tuyệt phẩm giúp chủ quán thu hút lượng lớn khách. Ảnh: Lixibook.Bán lẩu bình dân nhưng chủ quán luôn chăm chút từng nguyên liệu đến khâu chế biến, phục vụ. Hương vị đặc trưng, giá cả phải chăng nên quán tồn tại suốt nhiều năm, luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những thực khách sành ăn. (Ảnh: Zing) Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi (Nguồn video: THĐT)
Cơm âm phủ. Tương truyền, cơm âm phủ xuất hiện từ thời nhà Nguyễn. Trong một lần vi hành, nhà vua ghé nhà bà lão xin dùng bữa. Dù gia cảnh không giàu nhưng cụ bà đãi khách bằng chén cơm trắng, xung quanh nhiều món ăn kèm thái sẵn. Nhà vua dùng bữa trong cảnh đèn dầu tối tăm nên người gọi đó là món “cơm âm phủ”. (Ảnh minh họa)
Sở hữu cái tên ma mị nhưng sức hút của món ăn không hề nhẹ. Cơm âm phủ được nhiều người tìm tới bởi sự kết hợp hài hòa của những thức ngon quen thuộc trong ẩm thực Huế như thịt ram, giò lụa, nem chua, tôm chấy, trứng tráng, rau thơm, dưa món... (Ảnh minh họa)
Chỉ cần rưới chút nước mắm, bạn sẽ cảm nhận đủ dư vị thơm ngọt, bùi béo, cay ngọt của mĩ vị nhân gian. Ảnh: Dân Trí.
Lẩu “súng đạn”. Lẩu “súng đạn” được bán nhiều trong các hàng ăn ở Hà Nội. Để làm nên món này, đầu bếp sẽ lựa chọn các bộ phận sinh dục của bò như ngẩu pín, tinh hoàn... để chế biến. (Ảnh minh họa)
Sở hữu cái tên "khói lửa", món ăn thành công khơi gợi sự tò mò của thực khách. Dù vậy, không thể phủ nhận đây thực sự là món ăn cực phẩm với hương vị hài hòa, vị giòn tan, bùi béo của bộ ngẩu pín và các đồ ăn kèm. Đặc biệt, món ăn được cho là mang lại tác dụng bổ thận tráng dương, rất được nam giới yêu thích. (Ảnh minh họa)
Cơm tấm “bãi rác”. Quán cơm tấm “bãi rác” thuộc về một tiểu thương kinh doanh tại Xóm Chiếu, Lê Văn Lợi, thành phố Hồ Chí Minh. Quán có tên như vậy bởi vị trí nằm cạnh một bãi rác lớn. (Ảnh: Soha)
Sở hữu tên gọi hơi “nặng mùi” song cửa hàng rất đông khách. Ngay cả khi tính phí cao hơn so với các quán khác, cơm tấm “bãi rác” vẫn nườm nượp khách ra vào. (Ảnh: Soha)
“Chè ma”. “Chè ma” là quán chè có tuổi đời hơn 80 năm trên đường Trần Hưng Đạo B (Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh). Tên gọi độc lạ này đơn giản bắt nguồn từ việc cửa hàng mở đến khuya muộn, thực khách thưởng thức món ăn dưới ánh đèn đường yếu ớt, không liên quan đến yếu tố tâm linh. (Ảnh: Di Vỹ)
Hiện, quán có hơn 20 món như chè hạt sen, đậu xanh, đậu đỏ, mè đen, nhãn nhục, bạch quả, hột gà trà đen, đu đủ tiềm... Với mỗi món, chủ quán tỉ mỉ đong đếm nguyên liệu, nấu sao cho trọn vị. Nhờ vậy, suốt từ khi đi vào hoạt động, “Chè ma” luôn dành được sự ưu ái của thực khách. (Ảnh: Di Vỹ)
Lẩu bò “nghĩa địa”. Quán chuyên phục vụ lẩu bò, nằm trong hẻm 498 Nguyễn Thị Định (Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh). Cái tên đầy ám ảnh này bắt nguồn từ vị trí của quán, nằm ngay cạnh những ngôi mộ người thân chủ quán. Mở bán ở vị trí không được đánh giá cao nhưng hương vị tuyệt phẩm giúp chủ quán thu hút lượng lớn khách. Ảnh: Lixibook.
Bán lẩu bình dân nhưng chủ quán luôn chăm chút từng nguyên liệu đến khâu chế biến, phục vụ. Hương vị đặc trưng, giá cả phải chăng nên quán tồn tại suốt nhiều năm, luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những thực khách sành ăn. (Ảnh: Zing)
Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi (Nguồn video: THĐT)