Sau hơn 18 tháng kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát, các nhà nghiên cứu liên tục thu thập thông tin mới và quan trọng về tác động của COVID-19 đối với cơ thể người, bao gồm não bộ. Ảnh: Shutterstock.Những phát hiện này đang làm dấy lên lo ngại về những tác động lâu dài mà COVID-19 có thể gây ra đối con người, trong đó có quá trình lão hóa. Ảnh: Shutterstock.Vào tháng 8/2021, một nghiên cứu sơ bộ về những thay đổi của não ở những người từng mắc COVID-19 đã thu hút nhiều sự quan tâm của giới khoa học thần kinh. Ảnh: iStock.Trong nghiên cứu đó, các chuyên gia đã dựa trên một cơ sở dữ liệu có tên UK Biobank, chứa hình ảnh chụp não của hơn 45.000 người ở Anh từ năm 2014, trước khi đại dịch xảy ra. Ảnh: Shutterstock.Nhóm nghiên cứu phân tích hình ảnh và so sánh với hình ảnh chụp não của những người từng mắc COVID-19, đối chiếu cẩn thận các nhóm dựa trên tuổi tác, giới tính, ngày xét nghiệm…cũng như các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với bệnh tật, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe và kinh tế xã hội. Ảnh: ILAE.Các nhà nghiên cứu phát hiện sự khác biệt rõ rệt về chất xám – được tạo thành từ các tế bào thần kinh xử lý thông tin trong não. Ảnh: PC.Nhìn chung, người ta thường thấy một số thay đổi về khối lượng hoặc độ dày chất xám của não theo thời gian khi con người già đi, nhưng những thay đổi này lớn hơn bình thường ở những người đã bị nhiễm COVID-19. Ảnh: AN.Nghiên cứu cũng cho thấy, những người mắc COVID-19 có biểu hiện giảm trọng lượng não ngay cả khi bệnh chưa đến mức phải nhập viện. Ảnh: SM.Cuối cùng, các nhà nghiên cứu xem xét những thay đổi về khả năng nhận thức và phát hiện ra rằng những người đã mắc COVID-19 xử lý thông tin chậm hơn so với những người không mắc bệnh. Ảnh: AHA.Vào thời kỳ đầu đại dịch bùng phát, một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở những người bị nhiễm COVID-19 là mất khứu giác. Ảnh: Shutterstock.Những phát hiện mới này đặt ra câu hỏi quan trọng mà chưa có lời giải đáp: Liệu những thay đổi của não ở người mắc COVID-19 có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình và tốc độ lão hóa? Và, theo thời gian, bộ não có phục hồi? Ảnh: DTR.Đáng chú ý, nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đăng trên tạp chí The Lancet Child & Adolescent Health, hồi tháng 7 cho thấy trẻ mắc COVID-19 trầm trọng có thể bị viêm não, co giật, đột quỵ, thay đổi hành vi, ảo giác và rối loạn tâm thần. Ảnh: MT. Mời độc giả xem thêm video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới (Nguồn video: THĐT)
Sau hơn 18 tháng kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát, các nhà nghiên cứu liên tục thu thập thông tin mới và quan trọng về tác động của COVID-19 đối với cơ thể người, bao gồm não bộ. Ảnh: Shutterstock.
Những phát hiện này đang làm dấy lên lo ngại về những tác động lâu dài mà COVID-19 có thể gây ra đối con người, trong đó có quá trình lão hóa. Ảnh: Shutterstock.
Vào tháng 8/2021, một nghiên cứu sơ bộ về những thay đổi của não ở những người từng mắc COVID-19 đã thu hút nhiều sự quan tâm của giới khoa học thần kinh. Ảnh: iStock.
Trong nghiên cứu đó, các chuyên gia đã dựa trên một cơ sở dữ liệu có tên UK Biobank, chứa hình ảnh chụp não của hơn 45.000 người ở Anh từ năm 2014, trước khi đại dịch xảy ra. Ảnh: Shutterstock.
Nhóm nghiên cứu phân tích hình ảnh và so sánh với hình ảnh chụp não của những người từng mắc COVID-19, đối chiếu cẩn thận các nhóm dựa trên tuổi tác, giới tính, ngày xét nghiệm…cũng như các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với bệnh tật, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe và kinh tế xã hội. Ảnh: ILAE.
Các nhà nghiên cứu phát hiện sự khác biệt rõ rệt về chất xám – được tạo thành từ các tế bào thần kinh xử lý thông tin trong não. Ảnh: PC.
Nhìn chung, người ta thường thấy một số thay đổi về khối lượng hoặc độ dày chất xám của não theo thời gian khi con người già đi, nhưng những thay đổi này lớn hơn bình thường ở những người đã bị nhiễm COVID-19. Ảnh: AN.
Nghiên cứu cũng cho thấy, những người mắc COVID-19 có biểu hiện giảm trọng lượng não ngay cả khi bệnh chưa đến mức phải nhập viện. Ảnh: SM.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu xem xét những thay đổi về khả năng nhận thức và phát hiện ra rằng những người đã mắc COVID-19 xử lý thông tin chậm hơn so với những người không mắc bệnh. Ảnh: AHA.
Vào thời kỳ đầu đại dịch bùng phát, một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở những người bị nhiễm COVID-19 là mất khứu giác. Ảnh: Shutterstock.
Những phát hiện mới này đặt ra câu hỏi quan trọng mà chưa có lời giải đáp: Liệu những thay đổi của não ở người mắc COVID-19 có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình và tốc độ lão hóa? Và, theo thời gian, bộ não có phục hồi? Ảnh: DTR.
Đáng chú ý, nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đăng trên tạp chí The Lancet Child & Adolescent Health, hồi tháng 7 cho thấy trẻ mắc COVID-19 trầm trọng có thể bị viêm não, co giật, đột quỵ, thay đổi hành vi, ảo giác và rối loạn tâm thần. Ảnh: MT.
Mời độc giả xem thêm video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới (Nguồn video: THĐT)