1. Gà ác. Còn được gọi là gà đen, gà chân chì, gà ngũ trảo. Thịt của loại gà này rất thơm ngon, nhiều dưỡng chất. Đông y cho rằng, gà ác có vị ngọt, tính ấm, không đôc. Vì thế Đông y dùng thịt gà chữa bệnh đầy bụng, bổ huyết, ra mồ hôi trộm... Ảnh: Amthucgiadinh.Chữa đầy bụng, không tiêu. Gà ác 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g, hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, dấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói. Ảnh: Benhmatngu.Bổ huyết điều kinh. Bài thuốc gà ác tiềm tứ vật. Dùng đương quy 15g, xuyên khung 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g. Rượu 1 muỗng, nước vừa đủ. Gà ác giết mổ, rửa sạch, bỏ móng và nội tạng, trụng qua nước sôi, gà ác cho vào nồi sành, rưới lên 1 muỗng rượu, đổ nước vừa đủ. Các vị thuốc bọc trong túi vải khâu kín, cho vào nồi cùng tiềm không cách thủy với gà ác, khi chín, loại bỏ túi thuốc thì hoàn tất. Ảnh: Benhphukhoa.Chữa ra mồ hôi trộm. Gà ác 1 con, bỏ lông và nội tạng, nhét vào bụng gà đương quy 10g, thục địa 10g, bạch thược 10g, địa cốt bì 10g, dùng chỉ khâu kín, sau khi nấu chín, bỏ bã thuốc thì dùng. Ảnh: Edoctor.2. Gà ri. Chữa phù mặt và chân tay. Dùng một con gà mái ri lông vàng (hoàng thư kê) 1 con, xích tiểu đậu 30g, thảo quả 3g. Gà làm sạch, tất cả cho vào nồi, thêm nước, muối, mắm, gừng tươi, hành sống; đun to lửa cho sôi, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều lần. Ảnh: Garihoabinh.Chữa chứng suy nhược gầy còm, huyết hư sau đẻ. Gà mái (hoàng thư kê) 1 con, gạo trắng (mễ phạn) và bách hợp với một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ ruột, cho gạo và bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm nước, gia vị, nấu chín ăn. Ảnh: Healplus.Chữa da khô nhẽo. Thịt gà trống (hoàng hùng kê) 150g, bột mì 210g, hành củ 15g, bột tiêu, gừng, các gia vị khác với liều lượng thích hợp. Thịt gà cùng với hành, tiêu, gừng và các gia vị khác được băm trộn sẵn để làm nhân. Bột mì thêm nước nhào trộn, cán thành bánh. Làm bánh có nhân là thịt gà cùng gia vị, luộc hay hấp chín, làm bữa ăn chính, cho ăn khi đói, ngày 1 lần trong 1 đợt 5 - 10 ngày. Ảnh: Vietgiatri.Gà Đông Tảo (gà Đông Cảo) là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô. Tuy nhiên, loại gà này lại quý nhất là đôi chân bởi nó có thể chế biến thành vị thuốc vô cùng quý. Ảnh: Gadongtaohungyen.Chữa bệnh rung tay chân. Rửa sạch chân gà, dùng dao khía 4, 5 đường dọc theo ngón chân. Gừng giã nát, ướp với chân gà 30 phút rồi nêm thêm gia vị. Lạc nhân rửa sạch, thêm vào thạch xương bồ, ngũ gia bì mỗi thứ 8g. Cho chân gà Đông Tảo đã ướp vào nồi áp suất, đổ nước ngập chân gà (hoặc nấu cách thủy bằng cách cho gà vào tô rồi mới đặt vào trong nồi). Ảnh: Runtaychan.Sau khi nấu sôi, đun nhỏ lửa 45 phút rồi tắt bếp và để nguyên trong nồi thêm 15 phút nữa. Khi với chân gà ra cần gạn hết nước hầm ra bát rồi để vào tủ lạnh để mỡ gà nổi lên trên. Phần mỡ có thể xào rau hoặc đổ đi, phần còn lại là collagen đông đặc. Bảo quản chân gà trong ngăn mát từ 8 đến 10 độ chia làm 10 phần, ngày ăn 2 lần/ 2 phần trước khi ăn. Ảnh: Locviet.Chữa đau dây thần kinh tọa, thoái hóa cột sống lưng. Rửa sạch chân gà, dùng dao khứa 3-4 đường. 3 vị thuốc bắc là đỗ trọng 10g, ngưu tất 10g đập dập các vị thuốc thành mảnh vụn và ngâm trong 500ml nước nóng 80 độ C khoảng 5 tiếng. Đem đun sôi thì vặn lửa nhỏ thêm 30 phút, lấy nước, bỏ bã Cho 1/3 chân gà vào hầm cùng 8g táo tàu cắt nhỏ thêm 30 phút. Ăn 2 lần/ngày. Ảnh: Thoatvidiadem. (Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).
1. Gà ác. Còn được gọi là gà đen, gà chân chì, gà ngũ trảo. Thịt của loại gà này rất thơm ngon, nhiều dưỡng chất. Đông y cho rằng, gà ác có vị ngọt, tính ấm, không đôc. Vì thế Đông y dùng thịt gà chữa bệnh đầy bụng, bổ huyết, ra mồ hôi trộm... Ảnh: Amthucgiadinh.
Chữa đầy bụng, không tiêu. Gà ác 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g, hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, dấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói. Ảnh: Benhmatngu.
Bổ huyết điều kinh. Bài thuốc gà ác tiềm tứ vật. Dùng đương quy 15g, xuyên khung 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g. Rượu 1 muỗng, nước vừa đủ. Gà ác giết mổ, rửa sạch, bỏ móng và nội tạng, trụng qua nước sôi, gà ác cho vào nồi sành, rưới lên 1 muỗng rượu, đổ nước vừa đủ. Các vị thuốc bọc trong túi vải khâu kín, cho vào nồi cùng tiềm không cách thủy với gà ác, khi chín, loại bỏ túi thuốc thì hoàn tất. Ảnh: Benhphukhoa.
Chữa ra mồ hôi trộm. Gà ác 1 con, bỏ lông và nội tạng, nhét vào bụng gà đương quy 10g, thục địa 10g, bạch thược 10g, địa cốt bì 10g, dùng chỉ khâu kín, sau khi nấu chín, bỏ bã thuốc thì dùng. Ảnh: Edoctor.
2. Gà ri. Chữa phù mặt và chân tay. Dùng một con gà mái ri lông vàng (hoàng thư kê) 1 con, xích tiểu đậu 30g, thảo quả 3g. Gà làm sạch, tất cả cho vào nồi, thêm nước, muối, mắm, gừng tươi, hành sống; đun to lửa cho sôi, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều lần. Ảnh: Garihoabinh.
Chữa chứng suy nhược gầy còm, huyết hư sau đẻ. Gà mái (hoàng thư kê) 1 con, gạo trắng (mễ phạn) và bách hợp với một lượng thích hợp. Gà làm sạch, bỏ ruột, cho gạo và bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm nước, gia vị, nấu chín ăn. Ảnh: Healplus.
Chữa da khô nhẽo. Thịt gà trống (hoàng hùng kê) 150g, bột mì 210g, hành củ 15g, bột tiêu, gừng, các gia vị khác với liều lượng thích hợp. Thịt gà cùng với hành, tiêu, gừng và các gia vị khác được băm trộn sẵn để làm nhân. Bột mì thêm nước nhào trộn, cán thành bánh. Làm bánh có nhân là thịt gà cùng gia vị, luộc hay hấp chín, làm bữa ăn chính, cho ăn khi đói, ngày 1 lần trong 1 đợt 5 - 10 ngày. Ảnh: Vietgiatri.
Gà Đông Tảo (gà Đông Cảo) là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô. Tuy nhiên, loại gà này lại quý nhất là đôi chân bởi nó có thể chế biến thành vị thuốc vô cùng quý. Ảnh: Gadongtaohungyen.
Chữa bệnh rung tay chân. Rửa sạch chân gà, dùng dao khía 4, 5 đường dọc theo ngón chân. Gừng giã nát, ướp với chân gà 30 phút rồi nêm thêm gia vị. Lạc nhân rửa sạch, thêm vào thạch xương bồ, ngũ gia bì mỗi thứ 8g. Cho chân gà Đông Tảo đã ướp vào nồi áp suất, đổ nước ngập chân gà (hoặc nấu cách thủy bằng cách cho gà vào tô rồi mới đặt vào trong nồi). Ảnh: Runtaychan.
Sau khi nấu sôi, đun nhỏ lửa 45 phút rồi tắt bếp và để nguyên trong nồi thêm 15 phút nữa. Khi với chân gà ra cần gạn hết nước hầm ra bát rồi để vào tủ lạnh để mỡ gà nổi lên trên. Phần mỡ có thể xào rau hoặc đổ đi, phần còn lại là collagen đông đặc. Bảo quản chân gà trong ngăn mát từ 8 đến 10 độ chia làm 10 phần, ngày ăn 2 lần/ 2 phần trước khi ăn. Ảnh: Locviet.
Chữa đau dây thần kinh tọa, thoái hóa cột sống lưng. Rửa sạch chân gà, dùng dao khứa 3-4 đường. 3 vị thuốc bắc là đỗ trọng 10g, ngưu tất 10g đập dập các vị thuốc thành mảnh vụn và ngâm trong 500ml nước nóng 80 độ C khoảng 5 tiếng. Đem đun sôi thì vặn lửa nhỏ thêm 30 phút, lấy nước, bỏ bã Cho 1/3 chân gà vào hầm cùng 8g táo tàu cắt nhỏ thêm 30 phút. Ăn 2 lần/ngày. Ảnh: Thoatvidiadem. (Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng bài thuốc, bạn vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ).