Món rượu nếp (phổ biến khắp các miền): Với ý nghĩa giết sâu bọ, cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm, vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt. Rượu nếp có hương thơm và vị ngọt tự nhiên mà bạn không cần phải dùng đến đường.Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng hoặc nếp cẩm đồ thành xôi để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.Ở mỗi vùng sẽ có cách chọn loại nếp và ủ cơm rượu khác nhau. Miền Bắc sử dụng nếp cẩm để hạt tơi, trong khi miền Trung nén lại thành khối, miền Nam vo thành viên tròn.Thịt vịt (miền Trung): Đây là món ăn được rất nhiều gia đình ở miền Trung sử dụng trong dịp Tết Đoan Ngọ. Người dân miền Trung quan niệm, từ ngày 5/5 âm lịch vịt bắt đầu vào mùa, thịt vịt sẽ mềm và thơm ngon hơn. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.Bánh tro (Nam Trung Bộ, Nam Bộ và một số nơi của Miền Bắc): Đây là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở một số tỉnh miền Bắc, vùng Nam Trung Bộ và nam Bộ. Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như bánh ú, bánh tro (gio), bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo địa phương.Theo quan niệm xưa, tháng 5 âm lịch là thời điểm mùa hè oi bức, dễ sinh bệnh dịch, nên các món ăn chế biến cần có tác dụng dễ tiêu, giải nhiệt. Bánh tro là một trong những thực phẩm đó bởi người ta tin rằng khi ăn bánh tro cũng như hoa quả, cơm rượu nếp vào thời điểm này bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.Bánh khúc (Lào Cai): Đây là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai). Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp ngon được chọn lựa kỹ càng, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen.Chè kê (Huế): Ở Huế, chè kê là món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ, vào dịp này nhà nào cũng chuẩn chị. Những hạt kê tròn đầy sau khi được xay tróc vỏ được ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê rất hấp dẫn.Chè trôi nước (miền Nam): Đây là món ăn không thể thiếu trong ngày này của người miền Nam. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa có vị béo, gần giống với bánh trôi của người miền Bắc.Hoa quả theo mùa (phổ biến các vùng trên cả nước): Ngoài các món ăn, bánh, chè ở trên hoa quả là thứ không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, mỗi miền sẽ có sự lựa chọn về mâm quả khác nhau.Vải thiều, mận là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc, cũng như chôm chôm là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Ảnh: Internet.
Mời độc giả theo dõi video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Món rượu nếp (phổ biến khắp các miền): Với ý nghĩa giết sâu bọ, cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm, vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt. Rượu nếp có hương thơm và vị ngọt tự nhiên mà bạn không cần phải dùng đến đường.
Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng hoặc nếp cẩm đồ thành xôi để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.
Ở mỗi vùng sẽ có cách chọn loại nếp và ủ cơm rượu khác nhau. Miền Bắc sử dụng nếp cẩm để hạt tơi, trong khi miền Trung nén lại thành khối, miền Nam vo thành viên tròn.
Thịt vịt (miền Trung): Đây là món ăn được rất nhiều gia đình ở miền Trung sử dụng trong dịp Tết Đoan Ngọ. Người dân miền Trung quan niệm, từ ngày 5/5 âm lịch vịt bắt đầu vào mùa, thịt vịt sẽ mềm và thơm ngon hơn. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Bánh tro (Nam Trung Bộ, Nam Bộ và một số nơi của Miền Bắc): Đây là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở một số tỉnh miền Bắc, vùng Nam Trung Bộ và nam Bộ. Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như bánh ú, bánh tro (gio), bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo địa phương.
Theo quan niệm xưa, tháng 5 âm lịch là thời điểm mùa hè oi bức, dễ sinh bệnh dịch, nên các món ăn chế biến cần có tác dụng dễ tiêu, giải nhiệt. Bánh tro là một trong những thực phẩm đó bởi người ta tin rằng khi ăn bánh tro cũng như hoa quả, cơm rượu nếp vào thời điểm này bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.
Bánh khúc (Lào Cai): Đây là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai). Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp ngon được chọn lựa kỹ càng, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen.
Chè kê (Huế): Ở Huế, chè kê là món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ, vào dịp này nhà nào cũng chuẩn chị. Những hạt kê tròn đầy sau khi được xay tróc vỏ được ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê rất hấp dẫn.
Chè trôi nước (miền Nam): Đây là món ăn không thể thiếu trong ngày này của người miền Nam. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa có vị béo, gần giống với bánh trôi của người miền Bắc.
Hoa quả theo mùa (phổ biến các vùng trên cả nước): Ngoài các món ăn, bánh, chè ở trên hoa quả là thứ không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, mỗi miền sẽ có sự lựa chọn về mâm quả khác nhau.
Vải thiều, mận là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc, cũng như chôm chôm là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Ảnh: Internet.
Mời độc giả theo dõi video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.