Giữ ấm bộ phận quan trọng: Để giữ ấm mà thời trang, bạn nên chọn trang phục đủ dày nhằm giữ nhiệt. Dù vậy, bạn không nhất thiết phải quấn mình như một cuộn bông. Chỉ cần chú ý một vài bộ phận quan trọng là cơ thể cũng dễ dàng được sưởi ấm. (Ảnh minh họa)Cụ thể, những người tay chân lạnh nên áp dụng mẹo giữ ấm đơn giản nhất là trang bị đầy đủ găng tay, đi tất và giày đế dày nhằm tránh nhiễm hàn khí. Lưu ý, phần lưng trên cần đặc biệt giữ ấm. Cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh khi phần lưng trên không được bảo vệ. Lúc này, bạn nên quấn khăn quanh vai, cổ để bảo vệ khí quản. Bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, đột quỵ nên đội mũ để tránh co thắt đột ngột mạch máu vùng não khi tiếp xúc với không khí lạnh.Dùng túi chườm ấm: Túi ấm là vật dụng nhỏ gọn, có khả năng sưởi ấm rất nhanh. Tuy nhiên, khi sử dụng túi chườm ấm cần điều chỉnh thời gian đặt túi. Để túi trên một bộ phận quá lâu rất dễ gây bỏng.Ngoài túi ấm sẵn trên thị trường, bạn có thể tự chế túi ấm bằng cách tận dụng đậu đỏ, vải bông, tất nhỏ... đặt vào túi kín, cho vào lò vi sóng quay ở nhiệt độ vừa phải chừng 2-3 phút.Khi túi đạt mức nhiệt 40-60 độ C, là có thể sưởi trong 1 giờ. Ngoài tác dụng làm ấm, mùi thơm của đậu đỏ còn có khả năng làm dịu cơn đau, giúp dễ ngủ.Tập thể dục, bấm huyệt: Theo y học cổ truyền Trung Quốc, sợ lạnh có liên quan đến tình trạng thiếu khí ở trung tiêu. Vận động giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm ấm toàn bộ cơ thể. Do vậy, bạn nên tập thói quen vận động, hít thở sâu, chân tay và cơ thể sẽ dần ấm lên.Ngoài tập thể dục, xoa bóp cũng có thể đạt được hiệu quả khởi động. Người sợ lạnh có thể xoa hai bàn tay vào nhau, bóp các huyệt Minh Môn và Địa Tạng trên lưng (nằm sau rốn) 5-10 phút mỗi ngày.Ngâm tay chân: Nhiệt độ ban đêm mùa đông giảm sâu khiến nhiều người nhiễm lạnh, khó ngủ. Lúc này, bạn nên ngâm chân vào nước ấm là sẽ cảm thấy ấm áp, dễ ngủ hơn.Khi ngâm, bạn nên chú ý nhiệt độ nước không được quá 40 độ C, không ngâm chân quá lâu (khoảng 20 phút). Ngâm quá lâu khiến bàn chân nóng, cơ thể sẽ tạo năng lượng để chuyển nhiệt ra khỏi chân, tiêu hao lượng lớn calo. Mời độc giả xem thêm video: Mùa đông ở bãi giữa sông Hồng. Nguồn: VTV1.
Giữ ấm bộ phận quan trọng: Để giữ ấm mà thời trang, bạn nên chọn trang phục đủ dày nhằm giữ nhiệt. Dù vậy, bạn không nhất thiết phải quấn mình như một cuộn bông. Chỉ cần chú ý một vài bộ phận quan trọng là cơ thể cũng dễ dàng được sưởi ấm. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, những người tay chân lạnh nên áp dụng mẹo giữ ấm đơn giản nhất là trang bị đầy đủ găng tay, đi tất và giày đế dày nhằm tránh nhiễm hàn khí. Lưu ý, phần lưng trên cần đặc biệt giữ ấm. Cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh khi phần lưng trên không được bảo vệ. Lúc này, bạn nên quấn khăn quanh vai, cổ để bảo vệ khí quản. Bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, đột quỵ nên đội mũ để tránh co thắt đột ngột mạch máu vùng não khi tiếp xúc với không khí lạnh.
Dùng túi chườm ấm: Túi ấm là vật dụng nhỏ gọn, có khả năng sưởi ấm rất nhanh. Tuy nhiên, khi sử dụng túi chườm ấm cần điều chỉnh thời gian đặt túi. Để túi trên một bộ phận quá lâu rất dễ gây bỏng.
Ngoài túi ấm sẵn trên thị trường, bạn có thể tự chế túi ấm bằng cách tận dụng đậu đỏ, vải bông, tất nhỏ... đặt vào túi kín, cho vào lò vi sóng quay ở nhiệt độ vừa phải chừng 2-3 phút.
Khi túi đạt mức nhiệt 40-60 độ C, là có thể sưởi trong 1 giờ. Ngoài tác dụng làm ấm, mùi thơm của đậu đỏ còn có khả năng làm dịu cơn đau, giúp dễ ngủ.
Tập thể dục, bấm huyệt: Theo y học cổ truyền Trung Quốc, sợ lạnh có liên quan đến tình trạng thiếu khí ở trung tiêu. Vận động giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm ấm toàn bộ cơ thể. Do vậy, bạn nên tập thói quen vận động, hít thở sâu, chân tay và cơ thể sẽ dần ấm lên.
Ngoài tập thể dục, xoa bóp cũng có thể đạt được hiệu quả khởi động. Người sợ lạnh có thể xoa hai bàn tay vào nhau, bóp các huyệt Minh Môn và Địa Tạng trên lưng (nằm sau rốn) 5-10 phút mỗi ngày.
Ngâm tay chân: Nhiệt độ ban đêm mùa đông giảm sâu khiến nhiều người nhiễm lạnh, khó ngủ. Lúc này, bạn nên ngâm chân vào nước ấm là sẽ cảm thấy ấm áp, dễ ngủ hơn.
Khi ngâm, bạn nên chú ý nhiệt độ nước không được quá 40 độ C, không ngâm chân quá lâu (khoảng 20 phút). Ngâm quá lâu khiến bàn chân nóng, cơ thể sẽ tạo năng lượng để chuyển nhiệt ra khỏi chân, tiêu hao lượng lớn calo.
Mời độc giả xem thêm video: Mùa đông ở bãi giữa sông Hồng. Nguồn: VTV1.