Nhiệt độ giảm mạnh khiến nhiều nơi, đặc biệt là vùng núi rét sâu, dù mặc mấy lớp áo có người vẫn chưa thấy ấm, đây có thể là sai lầm khi giữ ấm. Bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc Trần Triều Tông cho biết rốn, vai và lòng bàn chân là ba bộ phận rất quan trọng phải giữ ấm đúng cách, nếu không ắt sẽ bị bệnh. (Ảnh minh họa)Mới đây, bác sĩ Trần Triều Tông - Tổng giám đốc của Quỹ Nghiên cứu và Phát triển Y tế Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của Thông tấn xã Trung ương, thực tế, có rất nhiều người vẫn cảm thấy lạnh dù họ đã mặc rất nhiều áo.Thậm chí, ngay cả khi dùng túi sưởi, họ cũng không cảm thấy ấm áp, tại sao lại như vậy? Có thể là do cách ăn mặc không đúng, giữ ấm chỗ không mấy quan trọng.Theo bác sĩ Trần Triều Tông, rốn là nơi khí huyết của cơ thể con người hội tụ. Vì vậy, nhiều người, đặc biệt là các cô gái trẻ ưa thích phong cách gợi cảm mặc áo lỡ, áo cộc dáng crop top để hở phấn rốn thì chắc chắn dù mặc nhiều áo vẫn cứ lạnh.Trong châm cứu, chính giữa rốn gọi là huyệt Thần khuyết, còn gọi huyệt Khí xá. Các sách của Đông y khi nói đến huyệt Thần khuyết đều ghi rõ cấm châm. Huyệt Thần khuyết là “đầu mối giao thông” quan trọng trong hệ thống các đường kinh lạc, liên hệ mật thiết với lục phủ ngũ tạng, 12 kinh mạch và kỳ kinh bát mạch.Nhiệt độ vùng bụng càng thấp thì cơ thể càng bất ổn. Thông thường, nhiệt độ vùng bụng trên 36°C thì cơ thể khoẻ mạnh; 34°C thì bị stress, mệt mỏi, kiệt sức; 32°C thì phát sinh bệnh tật; còn dưới 30°C thì sinh ra khối u.Vùng cơ thể thứ hai cần đặc biệt giữ ấm là vùng vai và cổ. Đây là nơi tiếp xúc nhiều với các luồng gió lạnh nên nếu bạn không mặc đủ ấm thì sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh. Khi nhiễm lạnh, thường bạn sẽ bị căng cơ, đau vùng đỉa thắt lưng hay các bộ phận cơ bắp khác.Để giữ ấm phần cơ thể này, hãy thường xuyên sử dụng khăn quàng cổ để giữ ấm vai và cổ, hạn chế mặc các trang phục hở vai, trễ vai, quây, khoét ngực sâu.Cuối cùng, nhiều người mặc rất ấm phần trên cơ thể nhưng lại không đi tất, điều này cũng có thể khiến cả cơ thể không ấm hoàn toàn được. Theo bác sĩ Trần, lòng bàn chân là phần cuối của cơ thể và cách xa tim nhất, khi trời lạnh, buộc phải đi tất để giữ ấm, chân ấm thì toàn bộ cơ thể sẽ được làm ấm.Bên cạnh đó, bác sĩ Trần cũng lưu ý, nhiệt độ giảm đột ngột sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch và hô hấp của cơ thể con người, ngoài trang phục, nên dùng gừng và dầu mè trong các món ăn. Những thứ này có tác dụng làm tăng thân nhiệt nhanh chóng. Mời quý độc giả xem thêm video: Những triệu chứng của bệnh tim mạch vành. Nguồn video: THĐT
Nhiệt độ giảm mạnh khiến nhiều nơi, đặc biệt là vùng núi rét sâu, dù mặc mấy lớp áo có người vẫn chưa thấy ấm, đây có thể là sai lầm khi giữ ấm. Bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc Trần Triều Tông cho biết rốn, vai và lòng bàn chân là ba bộ phận rất quan trọng phải giữ ấm đúng cách, nếu không ắt sẽ bị bệnh. (Ảnh minh họa)
Mới đây, bác sĩ Trần Triều Tông - Tổng giám đốc của Quỹ Nghiên cứu và Phát triển Y tế Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của Thông tấn xã Trung ương, thực tế, có rất nhiều người vẫn cảm thấy lạnh dù họ đã mặc rất nhiều áo.
Thậm chí, ngay cả khi dùng túi sưởi, họ cũng không cảm thấy ấm áp, tại sao lại như vậy? Có thể là do cách ăn mặc không đúng, giữ ấm chỗ không mấy quan trọng.
Theo bác sĩ Trần Triều Tông, rốn là nơi khí huyết của cơ thể con người hội tụ. Vì vậy, nhiều người, đặc biệt là các cô gái trẻ ưa thích phong cách gợi cảm mặc áo lỡ, áo cộc dáng crop top để hở phấn rốn thì chắc chắn dù mặc nhiều áo vẫn cứ lạnh.
Trong châm cứu, chính giữa rốn gọi là huyệt Thần khuyết, còn gọi huyệt Khí xá. Các sách của Đông y khi nói đến huyệt Thần khuyết đều ghi rõ cấm châm. Huyệt Thần khuyết là “đầu mối giao thông” quan trọng trong hệ thống các đường kinh lạc, liên hệ mật thiết với lục phủ ngũ tạng, 12 kinh mạch và kỳ kinh bát mạch.
Nhiệt độ vùng bụng càng thấp thì cơ thể càng bất ổn. Thông thường, nhiệt độ vùng bụng trên 36°C thì cơ thể khoẻ mạnh; 34°C thì bị stress, mệt mỏi, kiệt sức; 32°C thì phát sinh bệnh tật; còn dưới 30°C thì sinh ra khối u.
Vùng cơ thể thứ hai cần đặc biệt giữ ấm là vùng vai và cổ. Đây là nơi tiếp xúc nhiều với các luồng gió lạnh nên nếu bạn không mặc đủ ấm thì sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh. Khi nhiễm lạnh, thường bạn sẽ bị căng cơ, đau vùng đỉa thắt lưng hay các bộ phận cơ bắp khác.
Để giữ ấm phần cơ thể này, hãy thường xuyên sử dụng khăn quàng cổ để giữ ấm vai và cổ, hạn chế mặc các trang phục hở vai, trễ vai, quây, khoét ngực sâu.
Cuối cùng, nhiều người mặc rất ấm phần trên cơ thể nhưng lại không đi tất, điều này cũng có thể khiến cả cơ thể không ấm hoàn toàn được. Theo bác sĩ Trần, lòng bàn chân là phần cuối của cơ thể và cách xa tim nhất, khi trời lạnh, buộc phải đi tất để giữ ấm, chân ấm thì toàn bộ cơ thể sẽ được làm ấm.
Bên cạnh đó, bác sĩ Trần cũng lưu ý, nhiệt độ giảm đột ngột sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch và hô hấp của cơ thể con người, ngoài trang phục, nên dùng gừng và dầu mè trong các món ăn. Những thứ này có tác dụng làm tăng thân nhiệt nhanh chóng.