Được xem là phái mạnh song nam giới đoản thọ hơn so với phụ nữ. Sự khác biệt này bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt, rèn luyện trong quá trình sống.Suy kiệt trong thời gian dài. Nam giới vốn có lợi thế về thể lực, thường xuyên đảm nhiệm các công việc nặng trong gia đình. Hơn nữa, nhiều nơi quan niệm đàn ông là trụ cột gia đình, có trách nhiệm lao động để kiếm tiền duy trì cuộc sống.So với nam giới, phụ nữ cũng lao động kiếm tiền nhưng những việc nặng, lao động chân tay mất sức thường do đàn ông đảm nhận. Cơ thể suy kiệt lâu ngày sẽ sinh ra nhiều bệnh tật. Điều này lý giải vì sao tuổi thọ nam giới ngắn hơn bạn đời. Yếu tố sinh lý. Kinh nguyệt mang lại nhiều phiền toái cho phụ nữ. Dù vậy, xét khía cạnh tích cực nó lại là yếu tố thúc đẩy quá trình bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể. Nhờ vậy, cơ thể phụ nữ sẽ khỏe mạnh hơn.Nếu như phụ nữ dễ dàng rơi lệ thì nam giới lại không. Trong khi đó, chất độc cũng được đào thải đáng kể thông qua tuyến lệ. Đối diện nỗi đau, nam giới thường gồng mình chịu đựng, nhất định không bộc lộ ra ngoài.Ngoài khóc, phụ nữ còn rất nhiều cách để giải tỏa khác như tán gẫu, mua sắm... Họ sẵn sàng dùng cách đơn giản này để cân bằng cuộc sống trong khi nam giới thì không.Yếu tố tâm lý. Dù không phải tất cả nhưng nhiều nam giới lơ là sức khỏe bản thân. Trong khi đó, phụ nữ rất ý thức trong việc tập luyện để giữ dáng, giảm cân.Đặc biệt, nam giới có lợi thế về sức khỏe nên họ ít chủ động đi khám. Phụ nữ vốn yếu đuối nên sức chịu đựng không cao, sẽ đi khám nếu thấy cơ thể có vấn đề. Việc phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định khả năng chữa khỏi bệnh.Thói quen hút thuốc, uống rượu. Không ít nam giới duy trì thói quen hút thuốc, uống rượu làm niềm vui. Vậy nhưng, rượu bia, thuốc lá chứa rất nhiều hóa chất độc hại.Khi đi vào cơ thể, nó sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan, thận, dạ dày, não bộ... Đặc biệt, hấp thụ chất nicotine trong thuốc lá trong thời gian dài được ví như cách âm thầm tự “đầu độc” bản thân. Ảnh: ITMời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews
Được xem là phái mạnh song nam giới đoản thọ hơn so với phụ nữ. Sự khác biệt này bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt, rèn luyện trong quá trình sống.
Suy kiệt trong thời gian dài. Nam giới vốn có lợi thế về thể lực, thường xuyên đảm nhiệm các công việc nặng trong gia đình. Hơn nữa, nhiều nơi quan niệm đàn ông là trụ cột gia đình, có trách nhiệm lao động để kiếm tiền duy trì cuộc sống.
So với nam giới, phụ nữ cũng lao động kiếm tiền nhưng những việc nặng, lao động chân tay mất sức thường do đàn ông đảm nhận. Cơ thể suy kiệt lâu ngày sẽ sinh ra nhiều bệnh tật. Điều này lý giải vì sao tuổi thọ nam giới ngắn hơn bạn đời.
Yếu tố sinh lý. Kinh nguyệt mang lại nhiều phiền toái cho phụ nữ. Dù vậy, xét khía cạnh tích cực nó lại là yếu tố thúc đẩy quá trình bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể. Nhờ vậy, cơ thể phụ nữ sẽ khỏe mạnh hơn.
Nếu như phụ nữ dễ dàng rơi lệ thì nam giới lại không. Trong khi đó, chất độc cũng được đào thải đáng kể thông qua tuyến lệ. Đối diện nỗi đau, nam giới thường gồng mình chịu đựng, nhất định không bộc lộ ra ngoài.
Ngoài khóc, phụ nữ còn rất nhiều cách để giải tỏa khác như tán gẫu, mua sắm... Họ sẵn sàng dùng cách đơn giản này để cân bằng cuộc sống trong khi nam giới thì không.
Yếu tố tâm lý. Dù không phải tất cả nhưng nhiều nam giới lơ là sức khỏe bản thân. Trong khi đó, phụ nữ rất ý thức trong việc tập luyện để giữ dáng, giảm cân.
Đặc biệt, nam giới có lợi thế về sức khỏe nên họ ít chủ động đi khám. Phụ nữ vốn yếu đuối nên sức chịu đựng không cao, sẽ đi khám nếu thấy cơ thể có vấn đề. Việc phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định khả năng chữa khỏi bệnh.
Thói quen hút thuốc, uống rượu. Không ít nam giới duy trì thói quen hút thuốc, uống rượu làm niềm vui. Vậy nhưng, rượu bia, thuốc lá chứa rất nhiều hóa chất độc hại.
Khi đi vào cơ thể, nó sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan, thận, dạ dày, não bộ... Đặc biệt, hấp thụ chất nicotine trong thuốc lá trong thời gian dài được ví như cách âm thầm tự “đầu độc” bản thân. Ảnh: IT
Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews