Từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm là mùa ngô. Ngô sau đầu thu rất tươi, vừa bẻ khỏi cây thì còn căng mọng và mềm ngọt, rất thích hợp để thưởng thức. (Ảnh minh họa)Theo tìm hiểu, ngô là loại hạt thô nhưng giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại ngũ cốc tinh chế, rất giàu vitamin và khoáng chất, hàm lượng cao hơn nhiều so với gạo và bột. Trong số các loại lương thực, ngô đứng đầu về giá trị dinh dưỡng và giá trị chăm sóc sức khỏe.Ngô có thể bổ tỳ vị, khai vị, làm chậm quá trình lão hóa của con người, tăng cường thể lực và sức bền, làm đẹp da và giảm cân nên rất nhiều người thích ăn ngô.Luộc ngô là cách đơn giản nhất để chế biến loại ngũ cốc này, thế nhưng, nhiều người lại thắc mắc, ngô luộc mua ở ngoài thì mềm, dẻo và ngọt, nhưng ngô mình mua về tự luộc thì nhạt và ăn không ngon.Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy? Cách luộc ngô tuy đơn giản nhưng cũng phải chú ý và khéo léo. Ngô luộc bán bên ngoài ngon, bí quyết nằm ở phương pháp luộc ngô.Đầu tiên, để luộc được ngô ngon thì trước hết phải biết chọn bắp ngô ngon đã. Nên mua những bắp tươi vỏ xanh không bị khô, râu ngô mềm mượt và cuống không bị thâm héo.Ngoài ra, phải chú ý phần vỏ ôm chặt lấy lõi, hạt ngô bóng đều, thẳng nhau. Chị em lưu ý tuyệt đối không tham mua bắp ngô to bởi bắp nhỏ thon dài thường ngọt hơn.Rửa bắp ngô thật sạch rồi lột vỏ nhưng giữ lại một lớp mỏng thay vì tách sạch toàn bộ như trước. Lớp vỏ bên ngoài lõi luôn có chức năng bảo vệ, giúp ngô không bị cứng khi luộc.Tiếp theo cho một lượng nước thích hợp vào nồi, cho ngô vào, nước không được ngập ngô. Sau đó, cho thêm một chút muối và đường vừa đủ vào, khuấy đều cho tan rồi bật lửa luộc.Luộc ngô theo cách này hạt ngô sẽ mềm, dẻo, ngọt, mẩy và căng bóng, mượt mà, ngon không thua gì ngô luộc ở các hàng, quán.Thường chỉ khoảng 15 phút là ngô chín. Khi chín, nên vớt ra ngay bởi nhiều chất dinh dưỡng của ngô hòa tan trong nước, khi ngâm nước sẽ mất chất dinh dưỡng. Lưu ý, nếu không ăn vội, bạn vẫn nên vớt ngô ra, không bóc vỏ lụa ngô vì những vỏ lụa này có thể giữ được độ ẩm của ngô và tạo vị dẻo, bùi.
Mời quý độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi (Nguồn video: THĐT)
Từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm là mùa ngô. Ngô sau đầu thu rất tươi, vừa bẻ khỏi cây thì còn căng mọng và mềm ngọt, rất thích hợp để thưởng thức. (Ảnh minh họa)
Theo tìm hiểu, ngô là loại hạt thô nhưng giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại ngũ cốc tinh chế, rất giàu vitamin và khoáng chất, hàm lượng cao hơn nhiều so với gạo và bột. Trong số các loại lương thực, ngô đứng đầu về giá trị dinh dưỡng và giá trị chăm sóc sức khỏe.
Ngô có thể bổ tỳ vị, khai vị, làm chậm quá trình lão hóa của con người, tăng cường thể lực và sức bền, làm đẹp da và giảm cân nên rất nhiều người thích ăn ngô.
Luộc ngô là cách đơn giản nhất để chế biến loại ngũ cốc này, thế nhưng, nhiều người lại thắc mắc, ngô luộc mua ở ngoài thì mềm, dẻo và ngọt, nhưng ngô mình mua về tự luộc thì nhạt và ăn không ngon.
Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy? Cách luộc ngô tuy đơn giản nhưng cũng phải chú ý và khéo léo. Ngô luộc bán bên ngoài ngon, bí quyết nằm ở phương pháp luộc ngô.
Đầu tiên, để luộc được ngô ngon thì trước hết phải biết chọn bắp ngô ngon đã. Nên mua những bắp tươi vỏ xanh không bị khô, râu ngô mềm mượt và cuống không bị thâm héo.
Ngoài ra, phải chú ý phần vỏ ôm chặt lấy lõi, hạt ngô bóng đều, thẳng nhau. Chị em lưu ý tuyệt đối không tham mua bắp ngô to bởi bắp nhỏ thon dài thường ngọt hơn.
Rửa bắp ngô thật sạch rồi lột vỏ nhưng giữ lại một lớp mỏng thay vì tách sạch toàn bộ như trước. Lớp vỏ bên ngoài lõi luôn có chức năng bảo vệ, giúp ngô không bị cứng khi luộc.
Tiếp theo cho một lượng nước thích hợp vào nồi, cho ngô vào, nước không được ngập ngô. Sau đó, cho thêm một chút muối và đường vừa đủ vào, khuấy đều cho tan rồi bật lửa luộc.
Luộc ngô theo cách này hạt ngô sẽ mềm, dẻo, ngọt, mẩy và căng bóng, mượt mà, ngon không thua gì ngô luộc ở các hàng, quán.
Thường chỉ khoảng 15 phút là ngô chín. Khi chín, nên vớt ra ngay bởi nhiều chất dinh dưỡng của ngô hòa tan trong nước, khi ngâm nước sẽ mất chất dinh dưỡng. Lưu ý, nếu không ăn vội, bạn vẫn nên vớt ngô ra, không bóc vỏ lụa ngô vì những vỏ lụa này có thể giữ được độ ẩm của ngô và tạo vị dẻo, bùi.