Sá sùng: Ít ai biết rằng, từ thời xưa, sá sùng được khai thác để làm cống vật cho vua, quan hay chỉ có những người giàu có mới đủ điều kiện sử dụng bởi công dụng đặc biệt trong việc tăng cường sinh lực.Ngày nay, món đặc sản tiến vua này được nhiều người dân thị thành săn lùng để tẩm bổ. Do việc đánh bắt sá sùng rất khó khăn và quý hiếm nên giá của sá sùng dao động khoảng 3,5 – 4 triệu đồng/kg.Sâm cầm hồ Tây: Sâm cầm hồ Tây là món ăn nổi tiếng, đã đi vào câu ca dao “Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây” của đất Thăng Long. Loài chim này di trú từ phương Bắc về phương Nam, chúng đào ăn nhân sâm trên đỉnh các núi cao ở Trung Quốc, Hàn Quốc nên được gọi là sâm cầm. Đó là lý do thịt Sâm cầm được cho là một món ăn đại bổ.Thịt sâm cầm cũng là một món ăn khoái khẩu của vua Tự Đức. Tương truyền, làng Nghi Tàm bên hồ Tây được lệnh mỗi năm phải tiến vua 40-50 con chim Sâm cầm, nếu thiếu sẽ bị phạt nặng.Cá Anh vũ: Nếu Sâm cầm là niềm tự hào của hồ Tây thì cá Anh vũ là thương hiệu bất hủ của ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ). Với những thớ thịt trắng, quánh và đặc biệt là khối sụn môi giòn sần sật, cá anh vũ được người sành ẩm thực cho là ngon hơn bất kỳ loài cá nào của sông nước.Chính vì vậy, từ xa xưa, cá anh vũ đã được dùng làm thức tiến ăn tiến vua, được các bộ chính sử ghi lại. Cũng giống như sâm cầm hồ Tây, ngày nay cá Anh vũ đã gần như biến mất tại nơi vùng nước gắn với danh tiếng của mình. Chè long nhãn hạt sen phố Hiến: Vua chúa thời xưa thường tráng miệng bằng món chè long nhãn hạt sen phố Hiến (Hưng Yên). Nguyên liệu chính của món ăn tiến vua này là những quả nhãn lồng phố Hiến, loại nhãn có hương vị thơm quý phái, cùi dầy, ăn giòn, ngọt hơn bất cứ các loại nhãn nào khác.Nhãn lồng Hưng Yên được coi là một sản vật quý tiến vua thời phong kiến. Ở đâu trên mảnh đất Việt Nam cũng có thể trồng nhãn. Nhưng cây nhãn cũng như người, phải thực sự bén duyên đất mới cho ra thứ quả ngọt nhất, hương thơm nhất, cùi dày nhất.Gà Đông Tảo: Bên cạnh nhãn lồng, đất Hưng Yên còn có một đặc sản tiến vua đặc sắc khác là gà Đông Tảo. Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc và gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào.Ngày nay, giống gà này có giá bán khá cao và được nhiều người dân thành phố lùng mua. Gà Đông Tảo có thể được nấu thành nhiều món, nhưng độc đáo nhất là món “vảy rồng hầm thuốc bắc” làm từ đôi chân to quá khổ của chúng.Tổ yến: Được làm từ nước dãi của những con chim yến, yến sào (tổ chim yến) là một đặc sản có hương vị rất hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao. Từ thời xưa, yến sào đã được khai thác tại các đảo Yến ở ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa để cung tiến các vua chúa.Ngày nay, món sản vật này vẫn chỉ dành cho những người có điều kiện kinh tế thưởng thức bởi giá thành của chúng rất cao, từ 50-60 triệu đồng/kg. Phần lớn yến sào khai thác được xuất khẩu để thu ngoại tệ. Ảnh: IT.Mời quý vị xem: Lâm Khánh Chi vào bếp đảm đang không ngờ!
Sá sùng: Ít ai biết rằng, từ thời xưa, sá sùng được khai thác để làm cống vật cho vua, quan hay chỉ có những người giàu có mới đủ điều kiện sử dụng bởi công dụng đặc biệt trong việc tăng cường sinh lực.
Ngày nay, món đặc sản tiến vua này được nhiều người dân thị thành săn lùng để tẩm bổ. Do việc đánh bắt sá sùng rất khó khăn và quý hiếm nên giá của sá sùng dao động khoảng 3,5 – 4 triệu đồng/kg.
Sâm cầm hồ Tây: Sâm cầm hồ Tây là món ăn nổi tiếng, đã đi vào câu ca dao “Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây” của đất Thăng Long. Loài chim này di trú từ phương Bắc về phương Nam, chúng đào ăn nhân sâm trên đỉnh các núi cao ở Trung Quốc, Hàn Quốc nên được gọi là sâm cầm. Đó là lý do thịt Sâm cầm được cho là một món ăn đại bổ.
Thịt sâm cầm cũng là một món ăn khoái khẩu của vua Tự Đức. Tương truyền, làng Nghi Tàm bên hồ Tây được lệnh mỗi năm phải tiến vua 40-50 con chim Sâm cầm, nếu thiếu sẽ bị phạt nặng.
Cá Anh vũ: Nếu Sâm cầm là niềm tự hào của hồ Tây thì cá Anh vũ là thương hiệu bất hủ của ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ). Với những thớ thịt trắng, quánh và đặc biệt là khối sụn môi giòn sần sật, cá anh vũ được người sành ẩm thực cho là ngon hơn bất kỳ loài cá nào của sông nước.
Chính vì vậy, từ xa xưa, cá anh vũ đã được dùng làm thức tiến ăn tiến vua, được các bộ chính sử ghi lại. Cũng giống như sâm cầm hồ Tây, ngày nay cá Anh vũ đã gần như biến mất tại nơi vùng nước gắn với danh tiếng của mình.
Chè long nhãn hạt sen phố Hiến: Vua chúa thời xưa thường tráng miệng bằng món chè long nhãn hạt sen phố Hiến (Hưng Yên). Nguyên liệu chính của món ăn tiến vua này là những quả nhãn lồng phố Hiến, loại nhãn có hương vị thơm quý phái, cùi dầy, ăn giòn, ngọt hơn bất cứ các loại nhãn nào khác.
Nhãn lồng Hưng Yên được coi là một sản vật quý tiến vua thời phong kiến. Ở đâu trên mảnh đất Việt Nam cũng có thể trồng nhãn. Nhưng cây nhãn cũng như người, phải thực sự bén duyên đất mới cho ra thứ quả ngọt nhất, hương thơm nhất, cùi dày nhất.
Gà Đông Tảo: Bên cạnh nhãn lồng, đất Hưng Yên còn có một đặc sản tiến vua đặc sắc khác là gà Đông Tảo. Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc và gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào.
Ngày nay, giống gà này có giá bán khá cao và được nhiều người dân thành phố lùng mua. Gà Đông Tảo có thể được nấu thành nhiều món, nhưng độc đáo nhất là món “vảy rồng hầm thuốc bắc” làm từ đôi chân to quá khổ của chúng.
Tổ yến: Được làm từ nước dãi của những con chim yến, yến sào (tổ chim yến) là một đặc sản có hương vị rất hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao. Từ thời xưa, yến sào đã được khai thác tại các đảo Yến ở ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa để cung tiến các vua chúa.
Ngày nay, món sản vật này vẫn chỉ dành cho những người có điều kiện kinh tế thưởng thức bởi giá thành của chúng rất cao, từ 50-60 triệu đồng/kg. Phần lớn yến sào khai thác được xuất khẩu để thu ngoại tệ. Ảnh: IT.
Mời quý vị xem: Lâm Khánh Chi vào bếp đảm đang không ngờ!