Tteokbokki (Hàn Quốc): Tteokbokki còn được biết với tên gọi bánh gạo cay. Món ăn có thành phần là bánh gạo viên thành thanh dài, luộc chín, đẫm sốt cay và gia vị ăn kèm. Để bổ sung năng lượng, Tteokbokki có thể ăn kèm với ngao, chả cá, sốt phô mai... Ảnh: PinterestTại xứ sở kim chi, Tteokbokki được phục vụ quanh năm song đặc biệt phổ biến vào mùa đông. Ngoài hương vị dẻo dai ngon “quên lối về”, Tteokbokki còn được lòng người ăn vì luôn được giữ nóng trên bếp, chỉ cần cắn nhẹ là có thể cảm nhận sự ấm áp, trái ngược với cái lạnh bên ngoài. Ảnh: PinterestĐậu sốt Tứ Xuyên: Trung Quốc có nhiều đặc sản nóng hổi ngày lạnh, hầu hết chúng có điểm chung là vị cay nóng, khiến người ăn xuýt xoa, quên đi cái lạnh tê tái mùa đông. Trong số đó, đậu sốt Tứ Xuyên là một trong những món phổ biến, rất dễ chế biến. Ảnh: Cooky.Món ăn có hương vị cay, thơm nồng đặc trưng của vùng đất Tứ Xuyên. Thành phần chính của món ăn là đậu phụ nấu cùng thịt xay. Với người ăn chay, bạn có thể loại bỏ thịt vẫn tạo nên hương vị đặc biệt, ngon tê lưỡi. Ảnh: Cooky.Canh oden (Nhật Bản): Oden là món ăn truyền thống, được đặc biệt yêu thích vào mùa đông tại Nhật Bản. Oden được chế biến tương tự các món hầm, ninh với thành phần gồm chả cá khoai mỡ, chả cá nướng, trứng vịt luộc, thịt bò hoặc thịt lợn cùng nhiều loại củ khác. Tùy từng vùng mà thành phần có thể thay đổi, thêm bớt theo khẩu vị người ăn. Ảnh: Japan.netKhi chế biến, các nguyên liệu sẽ được ninh nhiều giờ trong nước được chắt lọc từ dashi, shouyu, đường và một số gia vị khác. “Linh hồn” của oden là phần nước dùng dashi nấu từ tảo bẹ kombu, cá bào hana katsuo và nước tương lạt Ushukuchi cô đọng trong miếng củ cải. Khi thưởng thức nóng hổi, món ăn sẽ giúp bạn ấm áp từ trong giữa thời tiết lạnh giá. Ảnh: Japan.netSolyanka (Nga): Mùa đông lạnh giá ở Nga được sưởi ấm bằng món súp cay Solyanka. Đây được xem là “thiên đường” của những người yêu thịt. Món ăn là sự kết hợp hoàn hảo của thịt bò, nhiều loại thịt hun khói như giăm bông, xúc xích hun khói, thịt xông khói, dưa chua, nấm, ô liu và nụ bạch hoa... Ảnh: ComvoSúp ngao (Mỹ): Món súp hấp dẫn này có mặt tại nhiều vùng ở Mỹ, đặc biệt vùng biển phía đông. Mỗi vùng sẽ có cách chế biến riêng nhưng phổ biến nhất là nấu ngao cùng sốt kem tươi và cà chua. Ngoài ra, một chút lá nguyệt quế nghiền sẽ giúp màu sắc, hương vị của món súp “cuốn hút” hơn. Ảnh: SayfamousShepherd (Anh): Shepherd là món bánh bò hầm truyền thống của người Anh. Bánh được phủ lớp khoai tây nghiền mịn, rau, nước sốt, thịt, tạo nên món ăn tuyệt ngon, đầy đủ dinh dưỡng. Điều tuyệt vời của Shepherd là lớp bánh phủ có khả năng giữ nhiệt rất tốt, khiến món ăn luôn giữ được độ ấm nóng giữa thời tiết lạnh giá.Poutine (Canada): Poutine khá giàu chất béo, tinh bột, phù hợp thưởng thức vào mùa đông. Nguyên liệu chính của Poutine gồm khoai tây chiên, phô mai và nước sốt thịt. Vị giòn rụm của khoai tây, béo ngậy của phô mai, thơm lừng của nước sốt thịt dễ dàng chinh phục những thực khách sành ăn. Ảnh: Canada.net.vn Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi. Đặc sản miền sông nước. Nguồn video: THĐT
Tteokbokki (Hàn Quốc): Tteokbokki còn được biết với tên gọi bánh gạo cay. Món ăn có thành phần là bánh gạo viên thành thanh dài, luộc chín, đẫm sốt cay và gia vị ăn kèm. Để bổ sung năng lượng, Tteokbokki có thể ăn kèm với ngao, chả cá, sốt phô mai... Ảnh: Pinterest
Tại xứ sở kim chi, Tteokbokki được phục vụ quanh năm song đặc biệt phổ biến vào mùa đông. Ngoài hương vị dẻo dai ngon “quên lối về”, Tteokbokki còn được lòng người ăn vì luôn được giữ nóng trên bếp, chỉ cần cắn nhẹ là có thể cảm nhận sự ấm áp, trái ngược với cái lạnh bên ngoài. Ảnh: Pinterest
Đậu sốt Tứ Xuyên: Trung Quốc có nhiều đặc sản nóng hổi ngày lạnh, hầu hết chúng có điểm chung là vị cay nóng, khiến người ăn xuýt xoa, quên đi cái lạnh tê tái mùa đông. Trong số đó, đậu sốt Tứ Xuyên là một trong những món phổ biến, rất dễ chế biến. Ảnh: Cooky.
Món ăn có hương vị cay, thơm nồng đặc trưng của vùng đất Tứ Xuyên. Thành phần chính của món ăn là đậu phụ nấu cùng thịt xay. Với người ăn chay, bạn có thể loại bỏ thịt vẫn tạo nên hương vị đặc biệt, ngon tê lưỡi. Ảnh: Cooky.
Canh oden (Nhật Bản): Oden là món ăn truyền thống, được đặc biệt yêu thích vào mùa đông tại Nhật Bản. Oden được chế biến tương tự các món hầm, ninh với thành phần gồm chả cá khoai mỡ, chả cá nướng, trứng vịt luộc, thịt bò hoặc thịt lợn cùng nhiều loại củ khác. Tùy từng vùng mà thành phần có thể thay đổi, thêm bớt theo khẩu vị người ăn. Ảnh: Japan.net
Khi chế biến, các nguyên liệu sẽ được ninh nhiều giờ trong nước được chắt lọc từ dashi, shouyu, đường và một số gia vị khác. “Linh hồn” của oden là phần nước dùng dashi nấu từ tảo bẹ kombu, cá bào hana katsuo và nước tương lạt Ushukuchi cô đọng trong miếng củ cải. Khi thưởng thức nóng hổi, món ăn sẽ giúp bạn ấm áp từ trong giữa thời tiết lạnh giá. Ảnh: Japan.net
Solyanka (Nga): Mùa đông lạnh giá ở Nga được sưởi ấm bằng món súp cay Solyanka. Đây được xem là “thiên đường” của những người yêu thịt. Món ăn là sự kết hợp hoàn hảo của thịt bò, nhiều loại thịt hun khói như giăm bông, xúc xích hun khói, thịt xông khói, dưa chua, nấm, ô liu và nụ bạch hoa... Ảnh: Comvo
Súp ngao (Mỹ): Món súp hấp dẫn này có mặt tại nhiều vùng ở Mỹ, đặc biệt vùng biển phía đông. Mỗi vùng sẽ có cách chế biến riêng nhưng phổ biến nhất là nấu ngao cùng sốt kem tươi và cà chua. Ngoài ra, một chút lá nguyệt quế nghiền sẽ giúp màu sắc, hương vị của món súp “cuốn hút” hơn. Ảnh: Sayfamous
Shepherd (Anh): Shepherd là món bánh bò hầm truyền thống của người Anh. Bánh được phủ lớp khoai tây nghiền mịn, rau, nước sốt, thịt, tạo nên món ăn tuyệt ngon, đầy đủ dinh dưỡng. Điều tuyệt vời của Shepherd là lớp bánh phủ có khả năng giữ nhiệt rất tốt, khiến món ăn luôn giữ được độ ấm nóng giữa thời tiết lạnh giá.
Poutine (Canada): Poutine khá giàu chất béo, tinh bột, phù hợp thưởng thức vào mùa đông. Nguyên liệu chính của Poutine gồm khoai tây chiên, phô mai và nước sốt thịt. Vị giòn rụm của khoai tây, béo ngậy của phô mai, thơm lừng của nước sốt thịt dễ dàng chinh phục những thực khách sành ăn. Ảnh: Canada.net.vn
Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi. Đặc sản miền sông nước. Nguồn video: THĐT