Cỏ thiên văn hay còn gọi là cỏ vũ tán, cúc thiên nhật, cỏ đại hoàng, cỏ cúc áo hoa chùy, cỏ cúc áo chùm tự tán, cỏ nút áo...tên khoa học là Acmella paniculata, là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. (Ảnh minh họa)Để ý kỹ hơn, những bông hoa nhỏ của loài cỏ dại này thực sự trông giống như một chiếc cúc áo, màu vàng óng rất đẹp mắt.Mùa hè, những bông cúc vàng nở rộ. Chúng thường mọc ở ven ruộng, thành từng đám ven đường, bụi rậm hoặc những nơi ẩm thấp, thân màu đỏ tía, có lông mịn, lá đơn mọc đối.Đối với người dân nông thôn, chúng còn là một loại cỏ dại thường gặp, không hề hiếm lạ, thường được dùng để cho lợn ăn. Thế nhưng, ít người biết rằng, loại cỏ này thực sự là một loại thuốc quý.Theo y học cổ truyền Trung Quốc, loại cỏ này có tính ấm, vị đắng, có tác dụng giảm ho, bình suyễn, giải độc, tiêu thũng, giảm sưng, giảm đau.Ở một số vùng miền núi, người ta thường đào loại cỏ này về, phơi khô để sắc nước uống, vừa thanh nhiệt lại vừa giải khát.Tuy vậy, mùi vị nước sắc của cỏ thiên văn không dễ chịu nên mọi người thường thêm một chút đường nâu vào, uống trước khi ra ngoài, vừa chống say nắng lại vừa giải nhiệt.Ngoài ra, cỏ thiên văn còn có thể được dùng chữa sốt rét, rắn độc cắn, chữa cảm mạo ho, tiêu chảy, sâu răng, viêm khớp dạng thấp,… công dụng chữa bệnh của rất rộng rãi.Nhiều vùng ở Trung Quốc có bài thuốc dân gian sử dụng nhụy hoa thiên văn để chữa đau răng sâu, tác dụng nhanh chóng và hiệu quả hơn cả thuốc giảm đau. Mặc dù vậy, cỏ thiên văn được ghi chép là có độc tính nhỏ, không thích hợp dùng quá liều.Đối với một số vết loét hoặc vết thương khó lành, cỏ thiên văn còn có tác dụng chữa lành. Có thể dùng nước sắc cỏ này rửa vùng tổn thương hoặc bôi lên.Đây cũng được xem là loại cỏ có tác dụng gây tê, có thể được sử dụng như một chất gây tê cục bộ.Ngâm cỏ thiên văn vào rượu dùng làm thuốc an thần, giảm đau khi cấp cứu, hiệu quả cũng rất tốt. Mời quý độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake. Nguồn video: Vui sống mỗi ngày.
Cỏ thiên văn hay còn gọi là cỏ vũ tán, cúc thiên nhật, cỏ đại hoàng, cỏ cúc áo hoa chùy, cỏ cúc áo chùm tự tán, cỏ nút áo...tên khoa học là Acmella paniculata, là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. (Ảnh minh họa)
Để ý kỹ hơn, những bông hoa nhỏ của loài cỏ dại này thực sự trông giống như một chiếc cúc áo, màu vàng óng rất đẹp mắt.
Mùa hè, những bông cúc vàng nở rộ. Chúng thường mọc ở ven ruộng, thành từng đám ven đường, bụi rậm hoặc những nơi ẩm thấp, thân màu đỏ tía, có lông mịn, lá đơn mọc đối.
Đối với người dân nông thôn, chúng còn là một loại cỏ dại thường gặp, không hề hiếm lạ, thường được dùng để cho lợn ăn. Thế nhưng, ít người biết rằng, loại cỏ này thực sự là một loại thuốc quý.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, loại cỏ này có tính ấm, vị đắng, có tác dụng giảm ho, bình suyễn, giải độc, tiêu thũng, giảm sưng, giảm đau.
Ở một số vùng miền núi, người ta thường đào loại cỏ này về, phơi khô để sắc nước uống, vừa thanh nhiệt lại vừa giải khát.
Tuy vậy, mùi vị nước sắc của cỏ thiên văn không dễ chịu nên mọi người thường thêm một chút đường nâu vào, uống trước khi ra ngoài, vừa chống say nắng lại vừa giải nhiệt.
Ngoài ra, cỏ thiên văn còn có thể được dùng chữa sốt rét, rắn độc cắn, chữa cảm mạo ho, tiêu chảy, sâu răng, viêm khớp dạng thấp,… công dụng chữa bệnh của rất rộng rãi.
Nhiều vùng ở Trung Quốc có bài thuốc dân gian sử dụng nhụy hoa thiên văn để chữa đau răng sâu, tác dụng nhanh chóng và hiệu quả hơn cả thuốc giảm đau. Mặc dù vậy, cỏ thiên văn được ghi chép là có độc tính nhỏ, không thích hợp dùng quá liều.
Đối với một số vết loét hoặc vết thương khó lành, cỏ thiên văn còn có tác dụng chữa lành. Có thể dùng nước sắc cỏ này rửa vùng tổn thương hoặc bôi lên.
Đây cũng được xem là loại cỏ có tác dụng gây tê, có thể được sử dụng như một chất gây tê cục bộ.
Ngâm cỏ thiên văn vào rượu dùng làm thuốc an thần, giảm đau khi cấp cứu, hiệu quả cũng rất tốt.