Ngâm chân nước ấm là một trong những phương pháp chăm sóc sức khỏe phổ biến. Ngâm chân đúng cách giúp đả thông kinh mạch, loại bỏ huyết ứ, kích hoạt các tế bào, thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể. (Ảnh minh họa)Theo Trung y, bàn chân được xem như trái tim thứ hai của cơ thể, chứa nhiều huyệt đạo quan trọng. Hàng ngày, chân liên tục tiếp xúc với đất (đất thuộc âm) cùng với sự ẩm ướt từ môi trường khiến yếu tố âm trong cơ thể tăng, trở thành âm tà – nguyên nhân gây ra các bệnh đau nhức, xương khớp.Ngâm chân mang lại tác dụng trừ ẩm, giãn nở huyết quản, từ đó đạt mục đích hoạt huyết. Thời điểm ngâm chân tốt nhất là trước 21 giờ. Những người thận khí hư nhược, âm huyết suy nhược có dấu hiệu khô họng, nóng lòng bàn tay, phân khô... ngâm chân sẽ nhận được lợi ích sức khỏe tuyệt vời.Ngâm chân rất tốt song không phải ai áp dụng cũng nhận được lợi ích. Mới đây, báo chí Trung Quốc đưa tin, một phụ nữ 46 tuổi (ở Vũ Hán, Hồ Bắc) đột tử vì ngâm chân. Qua trường hợp đáng tiếc của người quá cố, chuyên gia nhấn mạnh những người không nên ngâm chân: Bệnh nhân tiểu đường. Khi đường huyết được kiểm soát, bệnh nhân tiểu đường có thể ngâm chân. Tuy nhiên, nếu đường huyết quá cao tuyệt đối không ngâm chân. Bất chấp ngâm chân thời điểm này có thể dẫn đến đột tử.Bên cạnh đó, tuần hoàn ngoại vi bàn chân của bệnh nhân tiểu đường suy giảm, khiến họ không nhạy cảm với nhiệt độ của nước. Khó khăn trong việc cảm nhận nhiệt độ nước có thể dẫn đến bỏng, khiến tình trạng sức khỏe càng trầm trọng.Người suy tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch thường xảy ra với người phải đứng thời gian dài. Các chi dưới không được cung cấp máu kịp thời, chức năng van suy giảm khiến tình trạng suy giãn mạch máu ngày càng trầm trọng theo thời gian.Nhiều người nhầm tưởng, ngâm chân nước ấm có thể hoạt huyết thông khí, thúc đẩy khí huyết lưu thông mạnh. Sự thực là, ngâm chân nước ấm không giúp cải thiện quá trình tuần hoàn máu ở người suy giãn tĩnh mạch. Nó chỉ làm tăng lượng máu cục bộ. Lúc này, tĩnh mạch chân được ví như ống thép bị gỉ, đổ nước xối xả sẽ khiến ống thép càng dễ hư hỏng.Người mắc bệnh mạch máu. Mắc các bệnh mạch máu như tim, huyết áp thấp, thiếu máu cục bộ tốt nhất không nên ngâm chân. Khi ngâm, nhiệt độ cơ thể tăng lên sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu của các cơ quan nội tạng lên bề mặt cơ thể, đồng thời làm cho tim, não và các cơ quan quan trọng khác bị thiếu oxy, khiến bệnh tình càng nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng ngất xỉu.Nhiễm nấm ở bàn chân. Nấm chân thường gặp ở người có hệ miễn dịch yếu. Sức đề kháng kém khiến vi khuẩn, nấm dễ tấn công. Nấm chân gây ngứa ngáy khó chịu, ngâm chân nước ấm sẽ cảm thấy thoải mái hơn.Điều này khiến nhiều người nhầm tưởng ngâm chân trong nước ấm sẽ cải thiện tình trạng. Thực tế, nhiệt độ nước dễ khiến các mao mạch ở chân nở ra do nhiệt, khiến các tổn thương ở chân ngày càng trầm trọng. Mời độc giả xem thêm video: Lưu ý khi ngâm chân bằng nước ấm trị bệnh. (Nguồn video: THVL)
Ngâm chân nước ấm là một trong những phương pháp chăm sóc sức khỏe phổ biến. Ngâm chân đúng cách giúp đả thông kinh mạch, loại bỏ huyết ứ, kích hoạt các tế bào, thúc đẩy quá trình phục hồi cơ thể. (Ảnh minh họa)
Theo Trung y, bàn chân được xem như trái tim thứ hai của cơ thể, chứa nhiều huyệt đạo quan trọng. Hàng ngày, chân liên tục tiếp xúc với đất (đất thuộc âm) cùng với sự ẩm ướt từ môi trường khiến yếu tố âm trong cơ thể tăng, trở thành âm tà – nguyên nhân gây ra các bệnh đau nhức, xương khớp.
Ngâm chân mang lại tác dụng trừ ẩm, giãn nở huyết quản, từ đó đạt mục đích hoạt huyết. Thời điểm ngâm chân tốt nhất là trước 21 giờ. Những người thận khí hư nhược, âm huyết suy nhược có dấu hiệu khô họng, nóng lòng bàn tay, phân khô... ngâm chân sẽ nhận được lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
Ngâm chân rất tốt song không phải ai áp dụng cũng nhận được lợi ích. Mới đây, báo chí Trung Quốc đưa tin, một phụ nữ 46 tuổi (ở Vũ Hán, Hồ Bắc) đột tử vì ngâm chân. Qua trường hợp đáng tiếc của người quá cố, chuyên gia nhấn mạnh những người không nên ngâm chân:
Bệnh nhân tiểu đường. Khi đường huyết được kiểm soát, bệnh nhân tiểu đường có thể ngâm chân. Tuy nhiên, nếu đường huyết quá cao tuyệt đối không ngâm chân. Bất chấp ngâm chân thời điểm này có thể dẫn đến đột tử.
Bên cạnh đó, tuần hoàn ngoại vi bàn chân của bệnh nhân tiểu đường suy giảm, khiến họ không nhạy cảm với nhiệt độ của nước. Khó khăn trong việc cảm nhận nhiệt độ nước có thể dẫn đến bỏng, khiến tình trạng sức khỏe càng trầm trọng.
Người suy tĩnh mạch. Suy tĩnh mạch thường xảy ra với người phải đứng thời gian dài. Các chi dưới không được cung cấp máu kịp thời, chức năng van suy giảm khiến tình trạng suy giãn mạch máu ngày càng trầm trọng theo thời gian.
Nhiều người nhầm tưởng, ngâm chân nước ấm có thể hoạt huyết thông khí, thúc đẩy khí huyết lưu thông mạnh. Sự thực là, ngâm chân nước ấm không giúp cải thiện quá trình tuần hoàn máu ở người suy giãn tĩnh mạch. Nó chỉ làm tăng lượng máu cục bộ. Lúc này, tĩnh mạch chân được ví như ống thép bị gỉ, đổ nước xối xả sẽ khiến ống thép càng dễ hư hỏng.
Người mắc bệnh mạch máu. Mắc các bệnh mạch máu như tim, huyết áp thấp, thiếu máu cục bộ tốt nhất không nên ngâm chân. Khi ngâm, nhiệt độ cơ thể tăng lên sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu của các cơ quan nội tạng lên bề mặt cơ thể, đồng thời làm cho tim, não và các cơ quan quan trọng khác bị thiếu oxy, khiến bệnh tình càng nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến hiện tượng ngất xỉu.
Nhiễm nấm ở bàn chân. Nấm chân thường gặp ở người có hệ miễn dịch yếu. Sức đề kháng kém khiến vi khuẩn, nấm dễ tấn công. Nấm chân gây ngứa ngáy khó chịu, ngâm chân nước ấm sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Điều này khiến nhiều người nhầm tưởng ngâm chân trong nước ấm sẽ cải thiện tình trạng. Thực tế, nhiệt độ nước dễ khiến các mao mạch ở chân nở ra do nhiệt, khiến các tổn thương ở chân ngày càng trầm trọng.
Mời độc giả xem thêm video: Lưu ý khi ngâm chân bằng nước ấm trị bệnh. (Nguồn video: THVL)