Tuổi thọ cao hơn: Phụ nữ sinh con muộn hơn có thể sống lâu hơn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những phụ nữ không sinh con sau tuổi 29 sẽ bị giảm đi 50% cơ hội sống đến 95 tuổi. 50% còn lại có thể phụ thuộc vào di truyền. Theo nghiên cứu, mối quan hệ giữa sinh con và tuổi thọ hầu hết đúng với phụ nữ có 3 con. (Ảnh minh họa: Huyen Nguyen/Unsplash)Tinh thần và trí tuệ tốt hơn sau khi mãn kinh: Một nghiên cứu khác đã chứng minh mối liên hệ giữa mang thai khi lớn tuổi và nhận thức tốt hơn sau mãn kinh của phụ nữ. Kết luận này được đưa ra dựa trên một loạt bài kiểm tra các hoạt động khác nhau của não bộ. Đặc biệt, những phụ nữ sinh con sau 35 tuổi có trí nhớ tốt hơn. (Ảnh minh họa: Malcolm Lightbody/Unsplash)Độ chín và sự khôn ngoan: Khi sinh con ở tuổi 40, bạn sẽ làm mẹ theo cách vô cùng khác so với ở độ tuổi 20 hoặc 30. Phụ nữ trên 40 tuổi kiên nhẫn hơn đối với con cái. Thông thường, có thai khi đã lớn tuổi, phụ nữ sẽ không mang thai một cách tình cờ. Do đó, họ sẽ ổn định hơn về mặt cảm xúc và tâm lý, để sẵn sàng cho những thay đổi khi mang thai và sinh con. (Ảnh minh họa: Instagram realbrigittenielsen)Tài chính ổn định: Ở tuổi 40, hầu hết phụ nữ đã có một sự nghiệp và có thể tập trung hơn và dành nhiều thời gian hơn cho em bé. (Ảnh minh họa: Instagram realbrigittenielsen)Trải nghiệm mọi điều cùng con: Ở tuổi 40, bạn đã tích lũy được rất nhiều trải nghiệm. Nhiều phụ nữ đã sống cho chính mình, đã đi du lịch và khám phá thế giới… do đó, bạn sẽ không cảm thấy “mình không có thời gian dành cho bản thân” và thay vào đó bạn tận hưởng hạnh phúc khi em bé chào đời. (Ảnh minh họa: Instagram mariahcarey)Ít có cơ hội mang thai: Ở tuổi càng cao phụ nữ càng khó mang thai và đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên, ở thời đại công nghệ và kỹ thuật y khoa phát triển cơ hội có thể cao hơn. Từ tuổi 32, khả năng sinh sản ở phụ nữ bắt đầu giảm vì số lượng trứng giảm. Nhưng hiện nay, phụ nữ có thể sử dụng trứng hiến hoặc có thể trữ đông trứng. (Ảnh minh họa: Depositphotos)Nguy cơ sảy thai: Nguy cơ sải thai tăng theo tuổi và sau 45 tuổi tỷ lệ này có thể lên tới hơn 50%. (Ảnh minh họa: Depositphotos)Nguy cơ bị loãng xương cao hơn: Sinh con khi đã cao tuổi có thể làm tăng khả năng mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ khi về già. Theo nghiên cứu, những người sinh con sau 35 tuổi có khả năng bị loãng xương cao gấp đôi. (Ảnh minh họa: James Heilman/Wikimedia Commons)Nguy cơ sinh non: Mang thai và sinh con khi đã lớn tuổi, người phụ nữ có thể đối mặt với nguy cơ sinh non cao và thai nhi nhẹ cân. Do đó, những người quyết định mang thai khi đã lớn tuổi cần sự tư vấn của bác sĩ và được chăm sóc y tế, theo dõi sát sao trong thai kỳ. (Ảnh minh họa: Depositphotos)Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ: Một phụ nữ mang thai khi trên 40 tuổi, nguy cơ phát triển biến chứng thai kỳ có thể cao đến 74%. Bác sĩ khuyến cáo những trường hợp này cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Nếu quyết định làm mẹ sau 40 tuổi, bạn vẫn có cơ hội đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra em bé khỏe mạnh. Nhưng điều quan trọng là bạn cần đặc biệt chú ý đến thể trạng, sức khỏe của mình và phải tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng. (Ảnh minh họa: Depositphotos).
Tuổi thọ cao hơn: Phụ nữ sinh con muộn hơn có thể sống lâu hơn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những phụ nữ không sinh con sau tuổi 29 sẽ bị giảm đi 50% cơ hội sống đến 95 tuổi. 50% còn lại có thể phụ thuộc vào di truyền. Theo nghiên cứu, mối quan hệ giữa sinh con và tuổi thọ hầu hết đúng với phụ nữ có 3 con. (Ảnh minh họa: Huyen Nguyen/Unsplash)
Tinh thần và trí tuệ tốt hơn sau khi mãn kinh: Một nghiên cứu khác đã chứng minh mối liên hệ giữa mang thai khi lớn tuổi và nhận thức tốt hơn sau mãn kinh của phụ nữ. Kết luận này được đưa ra dựa trên một loạt bài kiểm tra các hoạt động khác nhau của não bộ. Đặc biệt, những phụ nữ sinh con sau 35 tuổi có trí nhớ tốt hơn. (Ảnh minh họa: Malcolm Lightbody/Unsplash)
Độ chín và sự khôn ngoan: Khi sinh con ở tuổi 40, bạn sẽ làm mẹ theo cách vô cùng khác so với ở độ tuổi 20 hoặc 30. Phụ nữ trên 40 tuổi kiên nhẫn hơn đối với con cái. Thông thường, có thai khi đã lớn tuổi, phụ nữ sẽ không mang thai một cách tình cờ. Do đó, họ sẽ ổn định hơn về mặt cảm xúc và tâm lý, để sẵn sàng cho những thay đổi khi mang thai và sinh con. (Ảnh minh họa: Instagram realbrigittenielsen)
Tài chính ổn định: Ở tuổi 40, hầu hết phụ nữ đã có một sự nghiệp và có thể tập trung hơn và dành nhiều thời gian hơn cho em bé. (Ảnh minh họa: Instagram realbrigittenielsen)
Trải nghiệm mọi điều cùng con: Ở tuổi 40, bạn đã tích lũy được rất nhiều trải nghiệm. Nhiều phụ nữ đã sống cho chính mình, đã đi du lịch và khám phá thế giới… do đó, bạn sẽ không cảm thấy “mình không có thời gian dành cho bản thân” và thay vào đó bạn tận hưởng hạnh phúc khi em bé chào đời. (Ảnh minh họa: Instagram mariahcarey)
Ít có cơ hội mang thai: Ở tuổi càng cao phụ nữ càng khó mang thai và đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên, ở thời đại công nghệ và kỹ thuật y khoa phát triển cơ hội có thể cao hơn. Từ tuổi 32, khả năng sinh sản ở phụ nữ bắt đầu giảm vì số lượng trứng giảm. Nhưng hiện nay, phụ nữ có thể sử dụng trứng hiến hoặc có thể trữ đông trứng. (Ảnh minh họa: Depositphotos)
Nguy cơ sảy thai: Nguy cơ sải thai tăng theo tuổi và sau 45 tuổi tỷ lệ này có thể lên tới hơn 50%. (Ảnh minh họa: Depositphotos)
Nguy cơ bị loãng xương cao hơn: Sinh con khi đã cao tuổi có thể làm tăng khả năng mắc bệnh loãng xương ở phụ nữ khi về già. Theo nghiên cứu, những người sinh con sau 35 tuổi có khả năng bị loãng xương cao gấp đôi. (Ảnh minh họa: James Heilman/Wikimedia Commons)
Nguy cơ sinh non: Mang thai và sinh con khi đã lớn tuổi, người phụ nữ có thể đối mặt với nguy cơ sinh non cao và thai nhi nhẹ cân. Do đó, những người quyết định mang thai khi đã lớn tuổi cần sự tư vấn của bác sĩ và được chăm sóc y tế, theo dõi sát sao trong thai kỳ. (Ảnh minh họa: Depositphotos)
Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ: Một phụ nữ mang thai khi trên 40 tuổi, nguy cơ phát triển biến chứng thai kỳ có thể cao đến 74%. Bác sĩ khuyến cáo những trường hợp này cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Nếu quyết định làm mẹ sau 40 tuổi, bạn vẫn có cơ hội đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và sinh ra em bé khỏe mạnh. Nhưng điều quan trọng là bạn cần đặc biệt chú ý đến thể trạng, sức khỏe của mình và phải tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng. (Ảnh minh họa: Depositphotos).