Anh Trương năm nay tròn 40 tuổi, là chủ một công ty xây dựng. Để tiếp cận đối tác, anh thường tham gia những buổi tiệc rượu. Ngoài buổi nhậu bắt buộc này, hầu hết anh Trương đều ăn chay. Thời gian gần đây, Trương hay bị tức ngực, khó thở. (Ảnh: Sohu, minh họa)Đi khám, anh rất bất ngờ khi bác sĩ chẩn đoán anh bị mỡ máu cao. Siêu âm Doppler màu ổ bụng cũng cho thấy bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ mức độ trung bình. Nhận kết quả, Trương rất hoang mang vì hàng ngày anh chủ yếu ăn đồ chay. Không hiểu vì lý do gì mà mỡ máu lại cao như vậy.Được biết, bệnh mỡ máu (hay còn được gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa mỡ trong máu.Đánh giá thói quen làm tăng nguy cơ mỡ máu, ông Chen Keji đến từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc khẳng định, chế độ ăn nhiều muối và thịt làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu. Tuy nhiên, với hơn 60 năm kinh nghiệm nghiên cứu về mạch máu, viện sĩ Chen Keji phủ nhận ăn chay có thể ngăn ngừa mối nguy mắc căn bệnh này.Nói rõ hơn về nhận định trên, Chen Keji cho biết, năm 1963, ông từng nghiên cứu chế độ ăn của các nhà sư trong nhiều chùa chiền địa phương. Những vị sư này đều có thời gian ăn chay từ 14 năm trở lên. Kết quả thật bất ngờ, nhiều vị sư mắc bệnh tim mạch như mỡ máu cao (hầu hết đều mắc rối loạn chuyển hóa lipid nội sinh).Nghiên cứu chỉ ra ăn chay không khoa học không giúp ngăn ngừa bệnh mỡ máu. Đặc biệt, chuyên gia chỉ rõ ăn các loại rau dưới đây không tốt cho sự ổn định mỡ máu.Các loại rau chứa nhiều đường. Những loại rau hàm lượng đường cao có thể kể đến như bí đỏ, bắp cải. Đặc biệt, bí đỏ chứa lượng đường bột khá cao (7%), cao hơn so với các loại rau củ quả thông thường.Để không ảnh hưởng sức khỏe, bệnh nhân mỡ máu không nên ăn quá nhiều bí đỏ cùng lúc. Nếu không, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, làm tăng độ nhớt của máu, tăng các tạp chất khác khiến mỡ máu tăng theo.Ớt. Ớt là gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Khi đi vào cơ thể, ớt có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết nước bọt và dịch vị, tăng cường quá trình tiêu hóa. Đồng thời, thành phần trong ớt mang lại tác dụng trừ ẩm rất tốt.Tuy vậy, bệnh nhân mỡ máu không nên ăn nhiều ớt. Nguyên nhân bởi loại quả này có tính kích ứng cao, khiến mạch máu co lại dẫn đến tăng huyết áp, mỡ lắng đọng ở thành mạch máu. Từ đó, hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về tim mạch và mạch máu não. Ngoài việc chỉ ra loại rau người mỡ máu không nên ăn, chuyên gia cũng nhấn mạnh thực phẩm bệnh nhân nên tăng cường, cụ thể:Giá đỗ - loại bỏ cholesterol xấu. Giá đỗ được làm từ đậu xanh. Trong khi đó, đậu xanh là thực phẩm có tác dụng giảm cholesterol rất tốt. Quá trình nảy mầm, vitamin C trong giá đỗ có thể tăng 6-7 lần. Lượng vitamin C ấn tượng góp phần loại bỏ cholesterol, ngăn ngừa cholesterol lắng đọng trong niêm mạc động mạch.Bên cạnh đó, chất xơ trong giá đỗ còn giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Giá đỗ có vị ngọt, tính mát, nhiều nước, mang lại tác dụng giải cảm, thúc đẩy quá trình tiết dịch, là thực phẩm hỗ trợ nỗ lực giảm cân.Hành tây. Hành tây là một trong số rất ít loại rau có chứa prostaglandin A, một chất giãn mạch mạnh có tác dụng làm mềm mạch máu, giảm độ nhớt của máu, tăng lưu lượng máu mạch vành, thúc đẩy quá trình giải phóng muối natri và các chất khác gây ra huyết áp. Nhờ vậy, hành tây không chỉ chỉ điều hòa lipid máu mà còn có tác dụng hạ huyết áp và ngăn ngừa hình thành huyết khối.Đặc biệt, hành tây chứa một loại tinh dầu mang lại tác dụng giảm cholesterol xấu, cải thiện chứng xơ vữa động mạch; góp phần làm tăng lượng lipoprotein mật độ cao.Táo - hấp thụ cholesterol dư thừa. Táo là một loại “trái cây giảm mỡ” dễ bị bỏ qua. Tác dụng giảm mỡ của nó đến từ việc giàu pectin, là một loại chất xơ hòa tan trong nước, có thể kết hợp với axit mật để hấp thụ cholesterol và triglycerid dư thừa giống như một este và giúp chúng đào thải ra khỏi cơ thể.
Mời độc giả xem thêm video: Dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường (Nguồn video: TTV)
Anh Trương năm nay tròn 40 tuổi, là chủ một công ty xây dựng. Để tiếp cận đối tác, anh thường tham gia những buổi tiệc rượu. Ngoài buổi nhậu bắt buộc này, hầu hết anh Trương đều ăn chay. Thời gian gần đây, Trương hay bị tức ngực, khó thở. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Đi khám, anh rất bất ngờ khi bác sĩ chẩn đoán anh bị mỡ máu cao. Siêu âm Doppler màu ổ bụng cũng cho thấy bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ mức độ trung bình. Nhận kết quả, Trương rất hoang mang vì hàng ngày anh chủ yếu ăn đồ chay. Không hiểu vì lý do gì mà mỡ máu lại cao như vậy.
Được biết, bệnh mỡ máu (hay còn được gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa mỡ trong máu.
Đánh giá thói quen làm tăng nguy cơ mỡ máu, ông Chen Keji đến từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc khẳng định, chế độ ăn nhiều muối và thịt làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu. Tuy nhiên, với hơn 60 năm kinh nghiệm nghiên cứu về mạch máu, viện sĩ Chen Keji phủ nhận ăn chay có thể ngăn ngừa mối nguy mắc căn bệnh này.
Nói rõ hơn về nhận định trên, Chen Keji cho biết, năm 1963, ông từng nghiên cứu chế độ ăn của các nhà sư trong nhiều chùa chiền địa phương. Những vị sư này đều có thời gian ăn chay từ 14 năm trở lên. Kết quả thật bất ngờ, nhiều vị sư mắc bệnh tim mạch như mỡ máu cao (hầu hết đều mắc rối loạn chuyển hóa lipid nội sinh).
Nghiên cứu chỉ ra ăn chay không khoa học không giúp ngăn ngừa bệnh mỡ máu. Đặc biệt, chuyên gia chỉ rõ ăn các loại rau dưới đây không tốt cho sự ổn định mỡ máu.
Các loại rau chứa nhiều đường. Những loại rau hàm lượng đường cao có thể kể đến như bí đỏ, bắp cải. Đặc biệt, bí đỏ chứa lượng đường bột khá cao (7%), cao hơn so với các loại rau củ quả thông thường.
Để không ảnh hưởng sức khỏe, bệnh nhân mỡ máu không nên ăn quá nhiều bí đỏ cùng lúc. Nếu không, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, làm tăng độ nhớt của máu, tăng các tạp chất khác khiến mỡ máu tăng theo.
Ớt. Ớt là gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Khi đi vào cơ thể, ớt có tác dụng thúc đẩy quá trình tiết nước bọt và dịch vị, tăng cường quá trình tiêu hóa. Đồng thời, thành phần trong ớt mang lại tác dụng trừ ẩm rất tốt.
Tuy vậy, bệnh nhân mỡ máu không nên ăn nhiều ớt. Nguyên nhân bởi loại quả này có tính kích ứng cao, khiến mạch máu co lại dẫn đến tăng huyết áp, mỡ lắng đọng ở thành mạch máu. Từ đó, hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về tim mạch và mạch máu não. Ngoài việc chỉ ra loại rau người mỡ máu không nên ăn, chuyên gia cũng nhấn mạnh thực phẩm bệnh nhân nên tăng cường, cụ thể:
Giá đỗ - loại bỏ cholesterol xấu. Giá đỗ được làm từ đậu xanh. Trong khi đó, đậu xanh là thực phẩm có tác dụng giảm cholesterol rất tốt. Quá trình nảy mầm, vitamin C trong giá đỗ có thể tăng 6-7 lần. Lượng vitamin C ấn tượng góp phần loại bỏ cholesterol, ngăn ngừa cholesterol lắng đọng trong niêm mạc động mạch.
Bên cạnh đó, chất xơ trong giá đỗ còn giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Giá đỗ có vị ngọt, tính mát, nhiều nước, mang lại tác dụng giải cảm, thúc đẩy quá trình tiết dịch, là thực phẩm hỗ trợ nỗ lực giảm cân.
Hành tây. Hành tây là một trong số rất ít loại rau có chứa prostaglandin A, một chất giãn mạch mạnh có tác dụng làm mềm mạch máu, giảm độ nhớt của máu, tăng lưu lượng máu mạch vành, thúc đẩy quá trình giải phóng muối natri và các chất khác gây ra huyết áp. Nhờ vậy, hành tây không chỉ chỉ điều hòa lipid máu mà còn có tác dụng hạ huyết áp và ngăn ngừa hình thành huyết khối.
Đặc biệt, hành tây chứa một loại tinh dầu mang lại tác dụng giảm cholesterol xấu, cải thiện chứng xơ vữa động mạch; góp phần làm tăng lượng lipoprotein mật độ cao.
Táo - hấp thụ cholesterol dư thừa. Táo là một loại “trái cây giảm mỡ” dễ bị bỏ qua. Tác dụng giảm mỡ của nó đến từ việc giàu pectin, là một loại chất xơ hòa tan trong nước, có thể kết hợp với axit mật để hấp thụ cholesterol và triglycerid dư thừa giống như một este và giúp chúng đào thải ra khỏi cơ thể.