Gỏi Ba khía: Đây là món gỏi lạ độc của người Bạc Liêu. Về cơ bản, đu đủ bào sợi là "nền tảng" của món gỏi này nhưng thật chất chính nhờ nước trộn được chế biến kì công từ mắm ba khía thì món ăn mới gây được ấn tượng với thực khách.Món ăn chế biến từ con ba khía được nêm thêm một số gia vị như đường, ớt, tỏi, bột ngọt, nước chanh để tăng vị ngọt của nó.Khi chế biến người ta xé nhỏ ba khía rồi trộn đều gia vị, để khoảng 15 phút cho gia vị ngấm rồi thưởng thức.Món gỏi sầu đâu, đặc sản Châu Đốc, An Giang. Món gỏi nghe tên thấy buồn buồn này kỳ thực lại là đặc sản khiến khách phương xa nhớ mãi. Sầu đâu có hương vị kỳ lạ là đắng chát rất khó ăn thế nhưng khi trộn với nước trộn gỏi và các nguyên liệu khác thì lại khiến bao người “phải lòng”.Món ăn này là sự pha trộn giữa vị đắng của lá sầu đâu, cái mằn mặn của khô cá sặt, vị chua của xoài, hương thơm nồng các loại rau rất hấp dẫn.Lá sầu đâu sau khi trụng sơ với nước sôi đem trộn cùng cà chua, dưa leo, xoài và thấm đều cùng nước me chua ngọt. Một món gỏi sầu đâu ngon không thể thiếu khô cá lóc, khô dai dai mằn mặn làm món ăn đậm vị hơn.Gỏi bồn bồn: Món ăn này được chế biến từ cây bồn bồn - một loại cây dại mọc hoang ở miền Tây.Tại đây, sau khi hái bồn bồn, người ta chọn phần tươi non như thân, lá, gốc trộn chung với tỏi, ớt, đường, tôm, thịt ba chỉ để ăn.Gỏi bồn bồn cũng là một món mồi nhậu lai rai rất thú vị.Gỏi củ hũ dừa của Bến Tre: Đối với người dân miền Tây, không có bộ phận nào của dừa mà bỏ phí cả. Nếu như trái dừa xuất hiện trong nhiều món ngọt thì về miền này bạn còn bất ngờ hơn với một món gỏi cũng từ chúng, đó chính là gỏi củ hũ dừa. Đây là phần lá mầm nằm trên ngọn của cây dừa nên ngon và có độ giòn ngọt.Khi chế biến món này, củ hũ dừa được trộn chua ngọt cùng tôm tươi, thịt ba chỉ sau đó cho vào đĩa, rắc ít rau răm, hành phi, lạc rang lên trên, trộn cùng nước pha chua ngọt.Món gỏi này thích hợp ăn kèm với bánh phồng tôm hay cơm trắng rất đậm đà và ngon miệng. Ảnh: Internet.Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Gỏi Ba khía: Đây là món gỏi lạ độc của người Bạc Liêu. Về cơ bản, đu đủ bào sợi là "nền tảng" của món gỏi này nhưng thật chất chính nhờ nước trộn được chế biến kì công từ mắm ba khía thì món ăn mới gây được ấn tượng với thực khách.
Món ăn chế biến từ con ba khía được nêm thêm một số gia vị như đường, ớt, tỏi, bột ngọt, nước chanh để tăng vị ngọt của nó.
Khi chế biến người ta xé nhỏ ba khía rồi trộn đều gia vị, để khoảng 15 phút cho gia vị ngấm rồi thưởng thức.
Món gỏi sầu đâu, đặc sản Châu Đốc, An Giang. Món gỏi nghe tên thấy buồn buồn này kỳ thực lại là đặc sản khiến khách phương xa nhớ mãi. Sầu đâu có hương vị kỳ lạ là đắng chát rất khó ăn thế nhưng khi trộn với nước trộn gỏi và các nguyên liệu khác thì lại khiến bao người “phải lòng”.
Món ăn này là sự pha trộn giữa vị đắng của lá sầu đâu, cái mằn mặn của khô cá sặt, vị chua của xoài, hương thơm nồng các loại rau rất hấp dẫn.
Lá sầu đâu sau khi trụng sơ với nước sôi đem trộn cùng cà chua, dưa leo, xoài và thấm đều cùng nước me chua ngọt. Một món gỏi sầu đâu ngon không thể thiếu khô cá lóc, khô dai dai mằn mặn làm món ăn đậm vị hơn.
Gỏi bồn bồn: Món ăn này được chế biến từ cây bồn bồn - một loại cây dại mọc hoang ở miền Tây.
Tại đây, sau khi hái bồn bồn, người ta chọn phần tươi non như thân, lá, gốc trộn chung với tỏi, ớt, đường, tôm, thịt ba chỉ để ăn.
Gỏi bồn bồn cũng là một món mồi nhậu lai rai rất thú vị.
Gỏi củ hũ dừa của Bến Tre: Đối với người dân miền Tây, không có bộ phận nào của dừa mà bỏ phí cả. Nếu như trái dừa xuất hiện trong nhiều món ngọt thì về miền này bạn còn bất ngờ hơn với một món gỏi cũng từ chúng, đó chính là gỏi củ hũ dừa. Đây là phần lá mầm nằm trên ngọn của cây dừa nên ngon và có độ giòn ngọt.
Khi chế biến món này, củ hũ dừa được trộn chua ngọt cùng tôm tươi, thịt ba chỉ sau đó cho vào đĩa, rắc ít rau răm, hành phi, lạc rang lên trên, trộn cùng nước pha chua ngọt.
Món gỏi này thích hợp ăn kèm với bánh phồng tôm hay cơm trắng rất đậm đà và ngon miệng. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.