Rửa bát là hoạt động không thể thiếu mỗi ngày, thế nhưng, rửa bát thế nào cho sạch và đúng cách không phải ai cũng nắm chắc. Có nhiều thông tin về việc nước rửa bát có hại, làm tăng nguy cơ ung thư, vậy thực hư thế nào? (Ảnh minh hoạ)
Thực tế, thành phần chính trong nước rửa bát là chất hoạt động bề mặt. Nó là một chất lưỡng tính, một phần ưa béo và một phần ưa nước. Chính vì thành phần đặc biệt này mà dầu/nước rửa bát có thể hòa tan trong nước khi chúng ta sử dụng.
Tuy nhiên, sau khi rửa, những chất này cũng rất dễ đọng lại trên bề mặt các dụng cụ ăn uống, chúng không dễ loại bỏ! Để xác minh xem liệu những chất tồn dư này có gây nguy hại cho sức khỏe hay không, một loạt thí nghiệm trên động vật đã được thực hiện.
Trong thí nghiệm, liều lượng gây tổn hại sức khỏe và gây chết động vật là từ 1000mg đến 2000mg/kg, trong khi liều lượng an toàn mà con người có thể ăn vào trong một ngày là 0,3 đến 3mg trong trường hợp bình thường.
Ngoài ra, cũng có một nhóm tình nguyện viên đã quan sát việc tiêu thụ hàng ngày 1000 ~ 10000mg chất hoạt động bề mặt trong 2 tuần đến 4 năm. Sau khi thử nghiệm, không có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào trong cơ thể. Vì vậy, không cần quá lo lắng, sử dụng bình thường nước rửa bát không gây ung thư.
Lúc này, nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng nước rửa bát không độc hại, vô hại. Nói như thế là không đúng. Mặc dù sử dụng bình thường sẽ không gây hại nhưng việc sử dụng chất tẩy rửa vẫn cần phải chú ý, sức khỏe là sự tích lũy dần dần từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày.
Trước hết, khi sử dụng nước rửa bát, không nên ngâm bộ đồ ăn, bát đũa trong nước lâu. Vì làm như vậy lượng nước rửa còn sót lại sẽ tăng lên, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nếu như kéo dài và liên tục.
Thứ hai, bạn nên pha loãng nước rửa bát trước sau đó mới rửa, tránh đổ trực tiếp nước/dầu rửa bát lên bát, đũa. Sau đó, đổ vào bộ đồ ăn để làm sạch, cố gắng bóp trực tiếp chất tẩy rửa lên bộ đồ ăn trước.
Thứ tự làm sạch tốt nhất là tráng qua bát đũa, dùng nước rửa bát pha loãng để rửa, xả và tráng bằng nước sạch.
Cuối cùng, sau khi rửa hết đồ dùng, nhiều người cho ngay vào tủ. Cần lưu ý nếu tủ ở nơi kín gió, khó thông gió thì bạn nên lau khô bộ đồ ăn trước khi cho vào. Vì tiếp xúc lâu ngày với môi trường ẩm ướt sẽ khiến các đồ vật bị nấm mốc, dễ sinh ra độc tố aflatoxin. Không chỉ dễ gây ung thư gan mà còn gây ra nhiều loại ung thư khác, phải thật thận trọng. Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút (Nguồn video: THĐT)
Rửa bát là hoạt động không thể thiếu mỗi ngày, thế nhưng, rửa bát thế nào cho sạch và đúng cách không phải ai cũng nắm chắc. Có nhiều thông tin về việc nước rửa bát có hại, làm tăng nguy cơ ung thư, vậy thực hư thế nào? (Ảnh minh hoạ)
Thực tế, thành phần chính trong nước rửa bát là chất hoạt động bề mặt. Nó là một chất lưỡng tính, một phần ưa béo và một phần ưa nước. Chính vì thành phần đặc biệt này mà dầu/nước rửa bát có thể hòa tan trong nước khi chúng ta sử dụng.
Tuy nhiên, sau khi rửa, những chất này cũng rất dễ đọng lại trên bề mặt các dụng cụ ăn uống, chúng không dễ loại bỏ! Để xác minh xem liệu những chất tồn dư này có gây nguy hại cho sức khỏe hay không, một loạt thí nghiệm trên động vật đã được thực hiện.
Trong thí nghiệm, liều lượng gây tổn hại sức khỏe và gây chết động vật là từ 1000mg đến 2000mg/kg, trong khi liều lượng an toàn mà con người có thể ăn vào trong một ngày là 0,3 đến 3mg trong trường hợp bình thường.
Ngoài ra, cũng có một nhóm tình nguyện viên đã quan sát việc tiêu thụ hàng ngày 1000 ~ 10000mg chất hoạt động bề mặt trong 2 tuần đến 4 năm. Sau khi thử nghiệm, không có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào trong cơ thể. Vì vậy, không cần quá lo lắng, sử dụng bình thường nước rửa bát không gây ung thư.
Lúc này, nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng nước rửa bát không độc hại, vô hại. Nói như thế là không đúng. Mặc dù sử dụng bình thường sẽ không gây hại nhưng việc sử dụng chất tẩy rửa vẫn cần phải chú ý, sức khỏe là sự tích lũy dần dần từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày.
Trước hết, khi sử dụng nước rửa bát, không nên ngâm bộ đồ ăn, bát đũa trong nước lâu. Vì làm như vậy lượng nước rửa còn sót lại sẽ tăng lên, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nếu như kéo dài và liên tục.
Thứ hai, bạn nên pha loãng nước rửa bát trước sau đó mới rửa, tránh đổ trực tiếp nước/dầu rửa bát lên bát, đũa. Sau đó, đổ vào bộ đồ ăn để làm sạch, cố gắng bóp trực tiếp chất tẩy rửa lên bộ đồ ăn trước.
Thứ tự làm sạch tốt nhất là tráng qua bát đũa, dùng nước rửa bát pha loãng để rửa, xả và tráng bằng nước sạch.
Cuối cùng, sau khi rửa hết đồ dùng, nhiều người cho ngay vào tủ. Cần lưu ý nếu tủ ở nơi kín gió, khó thông gió thì bạn nên lau khô bộ đồ ăn trước khi cho vào. Vì tiếp xúc lâu ngày với môi trường ẩm ướt sẽ khiến các đồ vật bị nấm mốc, dễ sinh ra độc tố aflatoxin. Không chỉ dễ gây ung thư gan mà còn gây ra nhiều loại ung thư khác, phải thật thận trọng.
Mời độc giả xem thêm video: Phương pháp mới phát hiện vi khuẩn trong vài phút (Nguồn video: THĐT)