Thời gian ngủ. Thực tế, giấc ngủ của trẻ ở từng độ tuổi sẽ khác nhau. Trẻ sơ sinh (0-3 tháng) ngủ 14 đến 17 giờ mỗi ngày. Trẻ 4-11 tháng: 12 đến 15 giờ. Trẻ em (1-2 tuổi): 11-14 giờ. 3 đến 5 tuổi: 10-13 giờ. Từ 6 đến 13 tuổi: 9 đến 11 giờ. Tuổi teens (14-17 tuổi): 8 đến 10 giờ.Giấc ngủ của bé thay đổi sau vài tháng. Sau 4 tháng, trẻ có thể tự ngủ và ngay cả khi thức giấc vào ban đêm, bé vẫn tự ngủ lại được mà không cần mẹ phải dỗ dành. Bạn có thể vẫn thực hành những bước dỗ ngủ nhưng nên bắt đầu khi bé đang còn tỉnh táo chứ không chờ đến khi con buồn ngủ.Theo nghiên cứu mới đây được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Columbia thì giấc ngủ của thanh thiếu niên càng ngày càng rút ngắn. Không ngủ đủ giấc sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe với các em. Biểu hiện là trẻ dễ cáu kỉnh, khó chịu hoặc hoạt náo hơn bình thường.Đồ ăn vặt hoặc đồ uống có ảnh hưởng đến giấc ngủ của con vào ban đêm. Nhiều bậc cha mẹ không nhận ra một số loại đồ ăn nhanh hoặc đồ uống sẽ có caffeine tác động trực tiếp đến giấc ngủ của con. Trẻ sẽ có biểu hiện bất an, bồn chồn, khó ngủ do vậy mà cấm tiệt con ăn vặt vào đầu giờ chiều.Bé giật mình thức giấc khi rời vòng tay mẹ. Trẻ em có hai giai đoạn ngủ: Ngủ năng động và ngủ yên. Khác với trẻ lớn và người trưởng thành, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng có giấc ngủ năng động khá dài. Khi bé ngủ trên tay mẹ nhưng tay chân và mắt vẫn động đậy, nghĩa là bé đang trong giấc ngủ năng động, chỉ cần một chút kích thích nhỏ cũng dễ dàng tỉnh giấc.Học hành quá nặng nhọc cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một nghiên cứu năm 2014 kiểm tra bài tập về nhà của hơn 4000 học sinh trung học và phát hiện ra rằng, quá nhiều bài tập về nhà thực sự dẫn đến vấn đề sức khỏe và khó ngủ ban đêm.Đi ngủ quá muộn cũng ảnh hưởng đến điểm số trên lớp. Theo nghiên cứu trong Tạp chí Giấc ngủ, các nhà nghiên cứu kiểm tra dữ liệu từ hàng ngàn học sinh và thấy, những trẻ ngủ từ 10-11 giờ tối có điểm số cao hơn các bạn khác ngủ muộn.Hoạt động ngoại quá quá hăng cũng ảnh hưởng giấc ngủ. Các bậc cha mẹ cần chọn những hoạt động ngoại khóa nhẹ nhàng và không để các hoạt động này kéo dài cho đến buổi chiều bởi nó sẽ cản trở giấc ngủ của con tối hôm đó.
Thời gian ngủ. Thực tế, giấc ngủ của trẻ ở từng độ tuổi sẽ khác nhau. Trẻ sơ sinh (0-3 tháng) ngủ 14 đến 17 giờ mỗi ngày. Trẻ 4-11 tháng: 12 đến 15 giờ. Trẻ em (1-2 tuổi): 11-14 giờ. 3 đến 5 tuổi: 10-13 giờ. Từ 6 đến 13 tuổi: 9 đến 11 giờ. Tuổi teens (14-17 tuổi): 8 đến 10 giờ.
Giấc ngủ của bé thay đổi sau vài tháng. Sau 4 tháng, trẻ có thể tự ngủ và ngay cả khi thức giấc vào ban đêm, bé vẫn tự ngủ lại được mà không cần mẹ phải dỗ dành. Bạn có thể vẫn thực hành những bước dỗ ngủ nhưng nên bắt đầu khi bé đang còn tỉnh táo chứ không chờ đến khi con buồn ngủ.
Theo nghiên cứu mới đây được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Columbia thì giấc ngủ của thanh thiếu niên càng ngày càng rút ngắn. Không ngủ đủ giấc sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe với các em. Biểu hiện là trẻ dễ cáu kỉnh, khó chịu hoặc hoạt náo hơn bình thường.
Đồ ăn vặt hoặc đồ uống có ảnh hưởng đến giấc ngủ của con vào ban đêm. Nhiều bậc cha mẹ không nhận ra một số loại đồ ăn nhanh hoặc đồ uống sẽ có caffeine tác động trực tiếp đến giấc ngủ của con. Trẻ sẽ có biểu hiện bất an, bồn chồn, khó ngủ do vậy mà cấm tiệt con ăn vặt vào đầu giờ chiều.
Bé giật mình thức giấc khi rời vòng tay mẹ. Trẻ em có hai giai đoạn ngủ: Ngủ năng động và ngủ yên. Khác với trẻ lớn và người trưởng thành, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng có giấc ngủ năng động khá dài. Khi bé ngủ trên tay mẹ nhưng tay chân và mắt vẫn động đậy, nghĩa là bé đang trong giấc ngủ năng động, chỉ cần một chút kích thích nhỏ cũng dễ dàng tỉnh giấc.
Học hành quá nặng nhọc cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một nghiên cứu năm 2014 kiểm tra bài tập về nhà của hơn 4000 học sinh trung học và phát hiện ra rằng, quá nhiều bài tập về nhà thực sự dẫn đến vấn đề sức khỏe và khó ngủ ban đêm.
Đi ngủ quá muộn cũng ảnh hưởng đến điểm số trên lớp. Theo nghiên cứu trong Tạp chí Giấc ngủ, các nhà nghiên cứu kiểm tra dữ liệu từ hàng ngàn học sinh và thấy, những trẻ ngủ từ 10-11 giờ tối có điểm số cao hơn các bạn khác ngủ muộn.
Hoạt động ngoại quá quá hăng cũng ảnh hưởng giấc ngủ. Các bậc cha mẹ cần chọn những hoạt động ngoại khóa nhẹ nhàng và không để các hoạt động này kéo dài cho đến buổi chiều bởi nó sẽ cản trở giấc ngủ của con tối hôm đó.