Sắn. Sắn là loại cây lấy củ nhiệt đới, tương tự như khoai môn và khoai mỡ. Củ sắn thường dùng để làm bánh pudding, nước trái cây, bánh ngọt. Sắn an toàn khi chế biến đúng cách và nấu chín hoàn toàn. (Ảnh minh họa)Tuy nhiên, sắn được xếp vào nhóm thực phẩm nguy hiểm. Nguyên nhân bởi sắn sống chứa lượng lớn linamarin – một chất độc ngang với xyanua. Tiêu thụ lượng nhỏ có thể gây đau đầu, kích động, lú lẫn và khó thở.Lạc. Lạc là loại hạt rất phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt. Ít người biết rằng dị ứng đậu phộng không phải chuyện nhỏ. Ở Mỹ, có 0,6% người dân khổ sở vì dị ứng đậu phộng. Chỉ cần bụi lạc nhỏ cũng có thể khiến cơ thể dị ứng, dẫn đến sốc phản vệ. Dị ứng lạc còn có thể gây ra các triệu chứng khác như tụt huyết áp, chóng mặt và ngất xỉu. Đây là lý do tại sao nhiều trường học không có bơ lạc trong thực đơn.Khế. Khế là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc tại Việt Nam. Nhiều người ngạc nhiên khi biết khế được xếp vào top thực phẩm nguy hiểm. Điều này bắt nguồn từ việc khế chứa caramboxin. Caramboxin là loại độc thần kinh đặc biệt có hại cho những người bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo.Các triệu chứng ngộ độc caramboxin sau khi ăn khế bao gồm: Nấc cụt, nôn mửa, co giật, động kinh, tâm thần hoảng loạn… Một số trường hợp mất mạng do ăn khế ở những người suy thận đã được ghi nhận. Ngoài ra, khế chứa lượng acid oxalic khá cao so với các loại trái cây khác. Acid oxalic được xem là chất phản dinh dưỡng.Giá đỗ. Giá đỗ phát triển trong điều kiện ấm áp và ẩm ướt. Đây là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn như E.coli, salmonella và listeria... phát triển. Từ năm 1996 – 2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ ghi nhận 2.474 ca bệnh, 187 ca nhập viện và 3 ca tử vong do loại rau này.Sò huyết. Sò huyết là hải sản được ưa thích ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Sò huyết luộc hay nướng đều ngon song lại tiềm ẩn nguy cơ viêm gan A, thương hàn và kiết lị nếu chúng sinh trưởng trong môi trường nước bị ô nhiễm.Năm 1988, Thượng Hải từng ghi nhận hơn 300.000 trường hợp mắc bệnh viêm gan A – 31 người chết liên quan đến món ăn này.Phô mai thối. Casu Marzu là loại pho mát rất được ưa chuộng ở vùng Sardinia, Ý. Ngoài mùi thối đặc trưng, phô mai này còn có những con giòi lúc nhúc bên trong. Mặc dù chúng khiến món ăn đậm vị, độc đáo song tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Thực tế, loại phô mai này bị cấm bán tại Ý, nó chỉ được tìm thấy ở các chợ đen.Đậu thận đỏ. Đậu thận đỏ rất giàu protein thực vật, chất xơ, các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Điều đáng bàn, chúng cũng rất giàu phytohaemagglutinin, một loại lectin độc hại.Phytohaemagglutinin có thể làm hỏng thành ruột và có thể ngăn nó hấp thụ chất dinh dưỡng đúng cách. Các triệu chứng ngộ độc có thể bao gồm tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa và nhức đầu.Để an toàn, bạn nên ngâm đậu trong vài giờ và đun sôi tối thiểu 10 phút. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), nấu đậu đỏ khô dưới 10 phút ở bất kỳ nhiệt độ nào thấp hơn nhiệt độ sôi thực sự có thể làm tăng độc tính gấp 5 lần. Đậu sẽ rất độc nếu chúng được ăn sống. Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. (Nguồn video: Vinmec)
Sắn. Sắn là loại cây lấy củ nhiệt đới, tương tự như khoai môn và khoai mỡ. Củ sắn thường dùng để làm bánh pudding, nước trái cây, bánh ngọt. Sắn an toàn khi chế biến đúng cách và nấu chín hoàn toàn. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, sắn được xếp vào nhóm thực phẩm nguy hiểm. Nguyên nhân bởi sắn sống chứa lượng lớn linamarin – một chất độc ngang với xyanua. Tiêu thụ lượng nhỏ có thể gây đau đầu, kích động, lú lẫn và khó thở.
Lạc. Lạc là loại hạt rất phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt. Ít người biết rằng dị ứng đậu phộng không phải chuyện nhỏ. Ở Mỹ, có 0,6% người dân khổ sở vì dị ứng đậu phộng. Chỉ cần bụi lạc nhỏ cũng có thể khiến cơ thể dị ứng, dẫn đến sốc phản vệ. Dị ứng lạc còn có thể gây ra các triệu chứng khác như tụt huyết áp, chóng mặt và ngất xỉu. Đây là lý do tại sao nhiều trường học không có bơ lạc trong thực đơn.
Khế. Khế là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc tại Việt Nam. Nhiều người ngạc nhiên khi biết khế được xếp vào top thực phẩm nguy hiểm. Điều này bắt nguồn từ việc khế chứa caramboxin. Caramboxin là loại độc thần kinh đặc biệt có hại cho những người bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo.
Các triệu chứng ngộ độc caramboxin sau khi ăn khế bao gồm: Nấc cụt, nôn mửa, co giật, động kinh, tâm thần hoảng loạn… Một số trường hợp mất mạng do ăn khế ở những người suy thận đã được ghi nhận. Ngoài ra, khế chứa lượng acid oxalic khá cao so với các loại trái cây khác. Acid oxalic được xem là chất phản dinh dưỡng.
Giá đỗ. Giá đỗ phát triển trong điều kiện ấm áp và ẩm ướt. Đây là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn như E.coli, salmonella và listeria... phát triển. Từ năm 1996 – 2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ ghi nhận 2.474 ca bệnh, 187 ca nhập viện và 3 ca tử vong do loại rau này.
Sò huyết. Sò huyết là hải sản được ưa thích ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Sò huyết luộc hay nướng đều ngon song lại tiềm ẩn nguy cơ viêm gan A, thương hàn và kiết lị nếu chúng sinh trưởng trong môi trường nước bị ô nhiễm.
Năm 1988, Thượng Hải từng ghi nhận hơn 300.000 trường hợp mắc bệnh viêm gan A – 31 người chết liên quan đến món ăn này.
Phô mai thối. Casu Marzu là loại pho mát rất được ưa chuộng ở vùng Sardinia, Ý. Ngoài mùi thối đặc trưng, phô mai này còn có những con giòi lúc nhúc bên trong. Mặc dù chúng khiến món ăn đậm vị, độc đáo song tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Thực tế, loại phô mai này bị cấm bán tại Ý, nó chỉ được tìm thấy ở các chợ đen.
Đậu thận đỏ. Đậu thận đỏ rất giàu protein thực vật, chất xơ, các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Điều đáng bàn, chúng cũng rất giàu phytohaemagglutinin, một loại lectin độc hại.
Phytohaemagglutinin có thể làm hỏng thành ruột và có thể ngăn nó hấp thụ chất dinh dưỡng đúng cách. Các triệu chứng ngộ độc có thể bao gồm tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa và nhức đầu.
Để an toàn, bạn nên ngâm đậu trong vài giờ và đun sôi tối thiểu 10 phút. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), nấu đậu đỏ khô dưới 10 phút ở bất kỳ nhiệt độ nào thấp hơn nhiệt độ sôi thực sự có thể làm tăng độc tính gấp 5 lần. Đậu sẽ rất độc nếu chúng được ăn sống.
Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. (Nguồn video: Vinmec)