Não chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể song lại là bộ phận tiêu thụ nhiều oxy nhất. Một khi nguồn cung cấp oxy không đủ, chỉ trong 5 giây, cơ thể đối diện tình trạng chóng mặt. (Ảnh: Boldsky, minh họa)Tiếp tục thiếu máu và oxy trong 15 giây, bạn có thể ngất xỉu. Trường hợp thiếu máu cục bộ và thiếu oxy trong 5 phút, não tổn thương không thể phục hồi. Chụp MRI và CT có thể thấy những thay đổi do thiếu máu cục bộ trong não.Dấu hiệu điển hình của thiếu oxy não là ngủ kém và trí nhớ suy giảm. Ngoài ra, cơ thể còn có hiện tượng chóng mặt, nhức đầu, mất tập trung và mất ngủ.Dưới đây là một số thói quen gây "teo" não, số 2 khiến nhiều người bất ngờ.1. Ăn nhiều chất béo, não nhanh lão hóa. Béo phì là gốc rễ của các loại bệnh mãn tính. Nghiên cứu công bố trên tạp chí "Neurobiology of Aging" chỉ ra não của người thừa cân già hơn 10 tuổi so với những người gầy cùng độ tuổi. Đặc biệt sau tuổi trung niên, não người béo phì sẽ lão hóa nhanh hơn.Ngoài ra, não người thừa cân chứa ít chất trắng hơn so với người gầy. Ở đó, chất trắng là những mô thần kinh màu trắng, có nhiệm vụ kết nối các khu vực khác nhau của não, tạo điều kiện trao đổi thông tin.2. Trùm kín đầu khi ngủ. Trùm đầu khi ngủ làm tăng nồng độ carbon dioxide và giảm nồng độ oxy hít vào. Sau một đêm, oxy cung cấp lên não không đủ dễ dẫn đến hàm lượng oxy trong mạch máu não thấp, gây tổn thương não bộ. Do vậy, người trùm kín đầu khi ngủ thường cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ và không tập trung khi thức dậy dù trước đó ngủ đủ giấc dài.3. Không giao tiếp, ít nói. Não bộ có vùng thùy não chuyên về ngôn ngữ. Nói chuyện thường xuyên góp phần thúc đẩy sự phát triển của não, tăng cường chức năng não bộ. Ngược lại, không giao tiếp khiến vùng thùy não này thoái hóa, đại não nhanh lão hóa. Thực tế, bệnh nhân Alzheimer (sa sút trí tuệ do tuổi già) khi khỏe mạnh thường kín tiếng hơn những người không mắc bệnh.4. Thức khuya, thiếu ngủ. Giấc ngủ là “thời điểm vàng” để não nghỉ ngơi và tự sửa chữa. Thiếu ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng thời gian dài khiến não không nghỉ ngơi đủ, khó hồi phục. Theo thời gian, thói quen này đẩy nhanh quá trình suy giảm tế bào não, dẫn đến hiện tượng lú lẫn.5. Lười suy nghĩ, đọc sách. Lười suy nghĩ, đọc sách khiến não bộ không có cơ hội vận động thường xuyên, lâu dần dễ bị lão hóa. Ngược lại, đào sâu suy nghĩ giúp não bộ tăng khả năng phản ứng, tập trung.Để tăng cường oxy cho não, chuyên gia khuyên nên thường xuyên mở cửa sổ để thông gió. Mở cửa sổ là cách đơn giản giúp không khí trong nhà luôn sạch sẽ. Sinh hoạt trong căn nhà tù túng, thiếu oxy lâu ngày dễ đối diện tình trạng chóng mặt, nhức đầu, huyết áp cao.Mở cửa sổ thông gió giúp tăng cường không khí trong lành, giảm lượng khí cacbonic, ngăn ngừa và kiểm soát vi khuẩn. Đồng thời, hành động này có thể đưa các ion âm có lợi vào phòng và thải các ion dương có hại. Mở cửa sổ nên được duy trì 2-3 lần/ngày, mỗi lần 30 phút. Trường hợp sống ở tầng thấp, ngoài thông gió tự nhiên, bạn có thể lựa chọn các loại máy lọc khí, cung cấp không khí uy tín.Bổ sung methionine + axit béo omega-3 cũng rất có lợi cho não bộ. Methionine giúp tăng tốc độ truyền và tiếp nhận thông tin, giải tỏa căng thẳng cho não bộ. Trong khi đó, axit béo omega-3 có tác dụng bổ sung dưỡng chất cho não, hỗ trợ sự phát triển của các tế bào thần kinh não bộ.Được biết, methionine có nhiều trong các chế phẩm từ sữa, men bia, rong biển, rau ăn lá. Axit béo omega -3 có nhiều trong hạt lanh, hạt chia, cá biển sâu và các loại hạt.Tập thể dục cũng là cách tăng cường oxy cho não bộ, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tăng cường chức năng tim phổi,... Nếu không có thời gian, bạn nên tập thể dục ít nhất 3-5 lần/tuần, mỗi lần 30 phút. Không cần tập những bài kỹ thuật cao, bạn chỉ cần thực hành đi nhanh, chạy bộ, nhảy dây, đạp xe,... cũng có thể nhận được lợi ích sức khỏe ấn tượng. Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não (Nguồn video: THĐT)
Não chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể song lại là bộ phận tiêu thụ nhiều oxy nhất. Một khi nguồn cung cấp oxy không đủ, chỉ trong 5 giây, cơ thể đối diện tình trạng chóng mặt. (Ảnh: Boldsky, minh họa)
Tiếp tục thiếu máu và oxy trong 15 giây, bạn có thể ngất xỉu. Trường hợp thiếu máu cục bộ và thiếu oxy trong 5 phút, não tổn thương không thể phục hồi. Chụp MRI và CT có thể thấy những thay đổi do thiếu máu cục bộ trong não.
Dấu hiệu điển hình của thiếu oxy não là ngủ kém và trí nhớ suy giảm. Ngoài ra, cơ thể còn có hiện tượng chóng mặt, nhức đầu, mất tập trung và mất ngủ.
Dưới đây là một số thói quen gây "teo" não, số 2 khiến nhiều người bất ngờ.
1. Ăn nhiều chất béo, não nhanh lão hóa. Béo phì là gốc rễ của các loại bệnh mãn tính. Nghiên cứu công bố trên tạp chí "Neurobiology of Aging" chỉ ra não của người thừa cân già hơn 10 tuổi so với những người gầy cùng độ tuổi. Đặc biệt sau tuổi trung niên, não người béo phì sẽ lão hóa nhanh hơn.
Ngoài ra, não người thừa cân chứa ít chất trắng hơn so với người gầy. Ở đó, chất trắng là những mô thần kinh màu trắng, có nhiệm vụ kết nối các khu vực khác nhau của não, tạo điều kiện trao đổi thông tin.
2. Trùm kín đầu khi ngủ. Trùm đầu khi ngủ làm tăng nồng độ carbon dioxide và giảm nồng độ oxy hít vào. Sau một đêm, oxy cung cấp lên não không đủ dễ dẫn đến hàm lượng oxy trong mạch máu não thấp, gây tổn thương não bộ. Do vậy, người trùm kín đầu khi ngủ thường cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ và không tập trung khi thức dậy dù trước đó ngủ đủ giấc dài.
3. Không giao tiếp, ít nói. Não bộ có vùng thùy não chuyên về ngôn ngữ. Nói chuyện thường xuyên góp phần thúc đẩy sự phát triển của não, tăng cường chức năng não bộ. Ngược lại, không giao tiếp khiến vùng thùy não này thoái hóa, đại não nhanh lão hóa. Thực tế, bệnh nhân Alzheimer (sa sút trí tuệ do tuổi già) khi khỏe mạnh thường kín tiếng hơn những người không mắc bệnh.
4. Thức khuya, thiếu ngủ. Giấc ngủ là “thời điểm vàng” để não nghỉ ngơi và tự sửa chữa. Thiếu ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng thời gian dài khiến não không nghỉ ngơi đủ, khó hồi phục. Theo thời gian, thói quen này đẩy nhanh quá trình suy giảm tế bào não, dẫn đến hiện tượng lú lẫn.
5. Lười suy nghĩ, đọc sách. Lười suy nghĩ, đọc sách khiến não bộ không có cơ hội vận động thường xuyên, lâu dần dễ bị lão hóa. Ngược lại, đào sâu suy nghĩ giúp não bộ tăng khả năng phản ứng, tập trung.
Để tăng cường oxy cho não, chuyên gia khuyên nên thường xuyên mở cửa sổ để thông gió. Mở cửa sổ là cách đơn giản giúp không khí trong nhà luôn sạch sẽ. Sinh hoạt trong căn nhà tù túng, thiếu oxy lâu ngày dễ đối diện tình trạng chóng mặt, nhức đầu, huyết áp cao.
Mở cửa sổ thông gió giúp tăng cường không khí trong lành, giảm lượng khí cacbonic, ngăn ngừa và kiểm soát vi khuẩn. Đồng thời, hành động này có thể đưa các ion âm có lợi vào phòng và thải các ion dương có hại. Mở cửa sổ nên được duy trì 2-3 lần/ngày, mỗi lần 30 phút. Trường hợp sống ở tầng thấp, ngoài thông gió tự nhiên, bạn có thể lựa chọn các loại máy lọc khí, cung cấp không khí uy tín.
Bổ sung methionine + axit béo omega-3 cũng rất có lợi cho não bộ. Methionine giúp tăng tốc độ truyền và tiếp nhận thông tin, giải tỏa căng thẳng cho não bộ. Trong khi đó, axit béo omega-3 có tác dụng bổ sung dưỡng chất cho não, hỗ trợ sự phát triển của các tế bào thần kinh não bộ.
Được biết, methionine có nhiều trong các chế phẩm từ sữa, men bia, rong biển, rau ăn lá. Axit béo omega -3 có nhiều trong hạt lanh, hạt chia, cá biển sâu và các loại hạt.
Tập thể dục cũng là cách tăng cường oxy cho não bộ, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tăng cường chức năng tim phổi,... Nếu không có thời gian, bạn nên tập thể dục ít nhất 3-5 lần/tuần, mỗi lần 30 phút. Không cần tập những bài kỹ thuật cao, bạn chỉ cần thực hành đi nhanh, chạy bộ, nhảy dây, đạp xe,... cũng có thể nhận được lợi ích sức khỏe ấn tượng.
Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não (Nguồn video: THĐT)