1. Gan. Gan lợn thái mỏng nhúng lẩu, xào hay làm pate đều rất ngon. Gan lợn giàu sắt, đi vào cơ thể góp phần ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bên cạnh đó, gan còn chứa một số nguyên tố vi lượng, vitamin C có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Vitamin B2 trong gan lợn còn bổ sung nguyên tố coenzyme quan trọng cho cơ thể. (Ảnh minh họa)Điều đáng bàn, gan chứa lượng lớn cholesterol và nhân purin, dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, béo phì, tăng mỡ máu, tăng acid uric máu. Mặt khác, lợn chủ yếu nuôi nhốt, được tiêm nhiều thuốc trong quá trình lớn lên. Gan là bộ phận thải độc, có thể chứa những độc tố chưa kịp chuyển hóa, ăn nhiều sẽ tăng gánh nặng cho cơ thể.2. Lòng lợn. Lòng lợn chế biến được nhiều món ngon. Chẳng hạn, lòng xào dưa, lòng xào ớt là những món rất thích hợp trong mâm cơm tụ họp.Tuy vậy, mọi người nên hạn chế ăn, tránh ăn nhiều cùng lúc. Nguyên nhân bởi lòng lợn chứa nhiều chất béo và cholesterol. Ăn quá nhiều tăng nguy cơ mỡ máu, cholesterol trong máu tăng cao.Bên cạnh đó, lòng là nơi bài tiết, chứa nhiều chất thải và chất độc, được đánh giá là phần bẩn nhất ở lợn. Quá trình vệ sinh không kỹ dễ tồn đọng lượng lớn vi khuẩn và virus gây hại sức khỏe.3. Thịt cổ. Thịt cổ cũng là phần bẩn nhất trên lợn. Có hai lý do không nên chọn cổ lợn làm thực phẩm. Thứ nhất, cổ là nơi thợ mổ chọc tiết, chắc chắn dính huyết từ cơ thể chảy ra. Trong lúc chờ đợi được xẻ thịt đem bán, vết thương hở dính huyết này thường được đặt trên sàn mổ, thu hút lượng lớn vi khuẩn, dính chất bẩn xung quanh, khó làm sạch hoàn toàn.Thứ hai, cổ lợn chứa nhiều hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết chứa lượng lớn các thực bào - tế bào bảo vệ cơ thể bằng cách ăn các hạt có hại, vi khuẩn và tế bào chết. Vì vậy, nó chứa nhiều vi khuẩn, virus, mầm bệnh nhất.Đáng lưu ý, những mầm bệnh này dù có nấu ở 100 độ C vẫn không tiêu diệt được, nếu ăn phải rất dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, cổ lợn còn chứa tuyến giáp, cũng là nơi tiết ra hormone thyroxine. Tiêu thụ quá nhiều chất này sẽ gây rối loạn quá trình chuyển hóa của cơ thể và khiến bạn thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.4. Phổi. Phổi lợn chứa lượng dinh dưỡng nhất định như chất béo, khoáng, vitamin và protein,… Dù có thể ăn song phổi không được khuyến khích dùng làm thực phẩm.Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng nhất của lợn. Môi trường sống của lợn nhiều bụi bẩn, chất thải. Sống trong môi trường như vậy, phổi có thể chứa các chất độc hại. Ăn nhiều gây hại cho sức khỏe.5. Thận. Nhiều người thích ăn thận để bồi bổ cơ thể. Thực tế, thường xuyên ăn thận lợn không những không bổ mà còn tích tụ kim loại nặng, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não và các bệnh về tim mạch.Mặt khác, thận là nơi tích tụ nhiều chất thải và độc tố nhất. Tiêu thụ nhiều bộ phận này có thể gây ngộ độc cấp, biểu hiện lâm sàng là chóng mặt, đầy bụng, buồn nôn, hồi hộp, đánh trống ngực, suy nhược toàn thân, đau dạ dày, kèm theo các triệu chứng tiêu chảy. Mời độc giả xem thêm video: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm (Nguồn video: THĐT)
1. Gan. Gan lợn thái mỏng nhúng lẩu, xào hay làm pate đều rất ngon. Gan lợn giàu sắt, đi vào cơ thể góp phần ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bên cạnh đó, gan còn chứa một số nguyên tố vi lượng, vitamin C có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Vitamin B2 trong gan lợn còn bổ sung nguyên tố coenzyme quan trọng cho cơ thể. (Ảnh minh họa)
Điều đáng bàn, gan chứa lượng lớn cholesterol và nhân purin, dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, béo phì, tăng mỡ máu, tăng acid uric máu. Mặt khác, lợn chủ yếu nuôi nhốt, được tiêm nhiều thuốc trong quá trình lớn lên. Gan là bộ phận thải độc, có thể chứa những độc tố chưa kịp chuyển hóa, ăn nhiều sẽ tăng gánh nặng cho cơ thể.
2. Lòng lợn. Lòng lợn chế biến được nhiều món ngon. Chẳng hạn, lòng xào dưa, lòng xào ớt là những món rất thích hợp trong mâm cơm tụ họp.
Tuy vậy, mọi người nên hạn chế ăn, tránh ăn nhiều cùng lúc. Nguyên nhân bởi lòng lợn chứa nhiều chất béo và cholesterol. Ăn quá nhiều tăng nguy cơ mỡ máu, cholesterol trong máu tăng cao.
Bên cạnh đó, lòng là nơi bài tiết, chứa nhiều chất thải và chất độc, được đánh giá là phần bẩn nhất ở lợn. Quá trình vệ sinh không kỹ dễ tồn đọng lượng lớn vi khuẩn và virus gây hại sức khỏe.
3. Thịt cổ. Thịt cổ cũng là phần bẩn nhất trên lợn. Có hai lý do không nên chọn cổ lợn làm thực phẩm. Thứ nhất, cổ là nơi thợ mổ chọc tiết, chắc chắn dính huyết từ cơ thể chảy ra. Trong lúc chờ đợi được xẻ thịt đem bán, vết thương hở dính huyết này thường được đặt trên sàn mổ, thu hút lượng lớn vi khuẩn, dính chất bẩn xung quanh, khó làm sạch hoàn toàn.
Thứ hai, cổ lợn chứa nhiều hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết chứa lượng lớn các thực bào - tế bào bảo vệ cơ thể bằng cách ăn các hạt có hại, vi khuẩn và tế bào chết. Vì vậy, nó chứa nhiều vi khuẩn, virus, mầm bệnh nhất.
Đáng lưu ý, những mầm bệnh này dù có nấu ở 100 độ C vẫn không tiêu diệt được, nếu ăn phải rất dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, cổ lợn còn chứa tuyến giáp, cũng là nơi tiết ra hormone thyroxine. Tiêu thụ quá nhiều chất này sẽ gây rối loạn quá trình chuyển hóa của cơ thể và khiến bạn thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.
4. Phổi. Phổi lợn chứa lượng dinh dưỡng nhất định như chất béo, khoáng, vitamin và protein,… Dù có thể ăn song phổi không được khuyến khích dùng làm thực phẩm.
Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng nhất của lợn. Môi trường sống của lợn nhiều bụi bẩn, chất thải. Sống trong môi trường như vậy, phổi có thể chứa các chất độc hại. Ăn nhiều gây hại cho sức khỏe.
5. Thận. Nhiều người thích ăn thận để bồi bổ cơ thể. Thực tế, thường xuyên ăn thận lợn không những không bổ mà còn tích tụ kim loại nặng, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não và các bệnh về tim mạch.
Mặt khác, thận là nơi tích tụ nhiều chất thải và độc tố nhất. Tiêu thụ nhiều bộ phận này có thể gây ngộ độc cấp, biểu hiện lâm sàng là chóng mặt, đầy bụng, buồn nôn, hồi hộp, đánh trống ngực, suy nhược toàn thân, đau dạ dày, kèm theo các triệu chứng tiêu chảy.
Mời độc giả xem thêm video: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm (Nguồn video: THĐT)