Không chỉ ở Việt Nam, tục ăn trầu khá phổ biến ở Trung Quốc. Tuy nhiên, món truyền thống được nhiều người mê mẩn lại tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Chuyên gia sức khỏe nhận định ăn trầu kết hợp uống rượu, hút thuốc lá thì sớm muộn căn bệnh cũng “hỏi thăm”.Cụ thể, năm 2003, Trung tâm Ung thư Quốc tế xếp trầu vào nhóm “danh sách đen” chứa chất gây ung thư cấp độ 1. Mối nguy sức khỏe trên bắt nguồn từ thành phần arecoline. Khi ăn, arecoline chuyển thành nitroso – chất gây ung thư. Tích tụ những chất này lâu ngày, cơ thể dễ đối diện với căn bệnh nguy hiểm.Đặc biệt, thành phần vôi trong miếng trầu còn được biết có khả năng gây ra kích thích và tăng sản niêm mạc miệng. Vôi và hạt cau gây ra phản ứng oxy đặc biệt, có thể gây ra tổn thương oxy hóa DNA của tế bào niêm mạc miệng.Một đặc điểm nữa khiến thói quen ăn trầu tiềm ẩn mối nguy sức khỏe răng miệng là miếng cau thường rất cứng. Khi nhai khó tránh việc cau đâm vào những phần mềm, gây chấn thương cơ học cho niêm mạc miệng.Tục ăn trầu có khả năng gây ung thư được các chuyên gia sức khỏe Trung Quốc cảnh báo từ lâu. Vậy nhưng, không ít người vẫn bất chấp sử dụng chúng như một món ăn vặt.Thực tế, trầu có chứa thành phần alkaloid có thể giúp người dùng nhanh chóng có cảm giác sảng khoái, kích thích. Biểu hiện bên ngoài của tình trạng này là mặt đỏ bừng, cơ thể nóng và đổ mồ hôi nhẹ. Sự tác động này khiến trầu cau đôi khi được ví giống như thuốc lá, có thể gây “nghiện” và rất khó từ bỏ.Tại Trung Quốc, ung thư miệng thường gặp ở những người từ 40-60 tuổi, nam nhiều hơn nữ và đang có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây. Trung bình, mỗi năm nước này ghi nhận 48.000 ca ung thư miệng mắc mới và gần 10.000 ca tử vong do căn bệnh.Nắm được mối nguy ung thư miệng từ thói quen ăn trầu, năm 2019, Ủy ban Y tế Trung Quốc khuyến cáo những người có thói quen ăn trầu nên tăng cường kiểm tra sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, khi có dấu hiệu ung thư miệng dưới đây thì nên đi khám càng sớm càng tốt.Loét miệng kéo dài. Niêm mạc miệng rất nhạy cảm nên thi thoảng sẽ xuất hiện tình trạng loét. May mắn thay, những vết loét thông thường thường tự lành trong 1-2 tuần. Ngược lại, nếu đối diện tình trạng thường xuyên loét miệng, loét miệng kéo dài hơn 2 tuần không khỏi thì cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân chính xác.Loét miệng do ung thư thường xuất hiện ở bụng lưỡi, mép lưỡi, rãnh má, khóe miệng, vòm miệng. Vết loét có thể nông hoặc sâu, có gờ nổi lên, nhân trung không đều, cứng, bao phủ bởi lớp mô hoại tử. Đôi khi có thể kèm theo các hạch bạch huyết sưng ở vùng dưới hàm hoặc cổ.Khối u không rõ nguyên nhân. Các cục u cục bộ cũng là triệu chứng phổ biến của ung thư miệng. Các cục u này thường không đau cho đến khi chúng vỡ ra.Đau đớn, răng lung lay không giải thích được. Ung thư miệng giai đoạn đầu thường không gây đau hoặc chỉ đau nhẹ. Khi khối u phát triển đến một mức độ nhất định, nó sẽ gây hiện tượng lở loét, chèn ép các dây thần kinh ngoại biên khiến cơn đau rõ ràng hơn. Quá trình ung thư miệng phát triển, xương ổ răng sẽ bị tiêu hủy khiến răng lung lay, không được chắc như trước.Chức năng miệng hạn chế. Nếu khối u xâm lấn cơ cân, cơ thái dương và các bộ phận khác, nó có thể dẫn đến hạn chế mở miệng hoặc hạn chế cử động của lưỡi. Ví dụ, khối u ung thư lưỡi tiến triển xâm lấn các dây thần kinh hạ vị, có thể gây rối loạn vận động hoặc tê lưỡi, dẫn đến các triệu chứng như khó nhai, nuốt và thậm chí nói. Ảnh: ITMời độc giả xem video: Ung thư phổi có dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác? Nguồn: Vinmec
Không chỉ ở Việt Nam, tục ăn trầu khá phổ biến ở Trung Quốc. Tuy nhiên, món truyền thống được nhiều người mê mẩn lại tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Chuyên gia sức khỏe nhận định ăn trầu kết hợp uống rượu, hút thuốc lá thì sớm muộn căn bệnh cũng “hỏi thăm”.
Cụ thể, năm 2003, Trung tâm Ung thư Quốc tế xếp trầu vào nhóm “danh sách đen” chứa chất gây ung thư cấp độ 1.
Mối nguy sức khỏe trên bắt nguồn từ thành phần arecoline. Khi ăn, arecoline chuyển thành nitroso – chất gây ung thư. Tích tụ những chất này lâu ngày, cơ thể dễ đối diện với căn bệnh nguy hiểm.
Đặc biệt, thành phần vôi trong miếng trầu còn được biết có khả năng gây ra kích thích và tăng sản niêm mạc miệng. Vôi và hạt cau gây ra phản ứng oxy đặc biệt, có thể gây ra tổn thương oxy hóa DNA của tế bào niêm mạc miệng.
Một đặc điểm nữa khiến thói quen ăn trầu tiềm ẩn mối nguy sức khỏe răng miệng là miếng cau thường rất cứng. Khi nhai khó tránh việc cau đâm vào những phần mềm, gây chấn thương cơ học cho niêm mạc miệng.
Tục ăn trầu có khả năng gây ung thư được các chuyên gia sức khỏe Trung Quốc cảnh báo từ lâu. Vậy nhưng, không ít người vẫn bất chấp sử dụng chúng như một món ăn vặt.
Thực tế, trầu có chứa thành phần alkaloid có thể giúp người dùng nhanh chóng có cảm giác sảng khoái, kích thích. Biểu hiện bên ngoài của tình trạng này là mặt đỏ bừng, cơ thể nóng và đổ mồ hôi nhẹ. Sự tác động này khiến trầu cau đôi khi được ví giống như thuốc lá, có thể gây “nghiện” và rất khó từ bỏ.
Tại Trung Quốc, ung thư miệng thường gặp ở những người từ 40-60 tuổi, nam nhiều hơn nữ và đang có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây. Trung bình, mỗi năm nước này ghi nhận 48.000 ca ung thư miệng mắc mới và gần 10.000 ca tử vong do căn bệnh.
Nắm được mối nguy ung thư miệng từ thói quen ăn trầu, năm 2019, Ủy ban Y tế Trung Quốc khuyến cáo những người có thói quen ăn trầu nên tăng cường kiểm tra sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, khi có dấu hiệu ung thư miệng dưới đây thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Loét miệng kéo dài. Niêm mạc miệng rất nhạy cảm nên thi thoảng sẽ xuất hiện tình trạng loét. May mắn thay, những vết loét thông thường thường tự lành trong 1-2 tuần. Ngược lại, nếu đối diện tình trạng thường xuyên loét miệng, loét miệng kéo dài hơn 2 tuần không khỏi thì cần đi khám để tìm hiểu nguyên nhân chính xác.
Loét miệng do ung thư thường xuất hiện ở bụng lưỡi, mép lưỡi, rãnh má, khóe miệng, vòm miệng. Vết loét có thể nông hoặc sâu, có gờ nổi lên, nhân trung không đều, cứng, bao phủ bởi lớp mô hoại tử. Đôi khi có thể kèm theo các hạch bạch huyết sưng ở vùng dưới hàm hoặc cổ.
Khối u không rõ nguyên nhân. Các cục u cục bộ cũng là triệu chứng phổ biến của ung thư miệng. Các cục u này thường không đau cho đến khi chúng vỡ ra.
Đau đớn, răng lung lay không giải thích được. Ung thư miệng giai đoạn đầu thường không gây đau hoặc chỉ đau nhẹ. Khi khối u phát triển đến một mức độ nhất định, nó sẽ gây hiện tượng lở loét, chèn ép các dây thần kinh ngoại biên khiến cơn đau rõ ràng hơn. Quá trình ung thư miệng phát triển, xương ổ răng sẽ bị tiêu hủy khiến răng lung lay, không được chắc như trước.
Chức năng miệng hạn chế. Nếu khối u xâm lấn cơ cân, cơ thái dương và các bộ phận khác, nó có thể dẫn đến hạn chế mở miệng hoặc hạn chế cử động của lưỡi. Ví dụ, khối u ung thư lưỡi tiến triển xâm lấn các dây thần kinh hạ vị, có thể gây rối loạn vận động hoặc tê lưỡi, dẫn đến các triệu chứng như khó nhai, nuốt và thậm chí nói. Ảnh: IT
Mời độc giả xem video: Ung thư phổi có dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác? Nguồn: Vinmec