Thịt động vật được chia làm 2 loại thịt đỏ và thịt trắng, dựa trên màu sắc bên ngoài của chúng. Ở đó, thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn... khi sống có màu đỏ, nấu chín có màu nâu. Thịt gà, cá dù sống hay chín đều có màu trắng nên gọi là thịt trắng. (Ảnh: Sohu, minh họa)Khi so sánh, người ta nhận thấy giá trị dinh dưỡng của chất béo trong thịt trắng cao hơn thịt đỏ. Cụ thể, thịt đỏ chứa nhiều axit béo no còn thịt trắng chứa axit béo không no. Khi đi vào cơ thể, thịt đỏ dễ gây béo phì, mỡ máu.Tuy vậy, thịt đỏ không “khủng khiếp” như đồn thổi. Thực tế, cả thịt đỏ và thịt trắng đều giàu protein, vitamin, góp phần bù đắp thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể. Về hàm lượng sắt, thịt đỏ còn được đánh giá cao hơn thịt trắng. Chất sắt trong thịt đỏ chủ yếu ở dạng heme, cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ. Đặc biệt, thịt đỏ còn chứa axit linoleic liên hợp. Chất này từng được các nhà khoa học chỉ ra có thể chống lại tế bào ung thư. Sở dĩ thịt đỏ bị hiểu gây ung thư có thể do cách chế biến hoặc bảo quản không đúng. Khi được dùng đúng lượng, chế biến khoa học thì chúng không gây hại. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng chỉ ra loại thịt có thể kích thích tế bào ung thư, nên tránh ăn nhiều:Cá muối. Cá muối được sơ chế bằng cách ướp cá sống với muối biển. Quá trình này, các thành phần trong muối phản ứng với cá, khiến lượng dimethyl nitrit trong chúng tăng cao.Khi đi vào cơ thể, chất này sẽ bị phân hủy thành dimethyl amoni nitrit, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận là chất gây ung thư. Ngoài ra, cá muối có vị mặn, thường chứa nhiều natri nên cũng làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, dạ dày...Thịt nướng. Thịt nướng đậm vị, thơm ngon nên được nhiều người chọn ăn. Tuy nhiên, thịt nướng không nên ăn nhiều bởi có hại cho sức khỏe. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt nướng trực tiếp ở nhiệt độ cao, chất béo bị phân hủy nhỏ giọt trên lửa than, sau đó kết hợp với protein trong thịt tạo ra chất gây ung thư có tên là benzopyrene.Đáng lưu ý, Ủy ban chuyên gia của tổ chức FAO/WHO từng đánh giá nguy cơ và xếp chất này vào nhóm chất có khả năng gây ung thư và gây nhiễm độc gen.Thịt chế biến. Các loại thịt chế biến như giăm bông, xúc xích được nhiều người chuộng ăn bởi hương vị hấp dẫn, màu sắc bắt mắt. Tuy vậy, ăn nhiều thịt chế biến có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.Thực vậy, những thịt chế biến thường chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, chất tạo màu, ăn nhiều có thể tạo gánh nặng cho gan. Bên cạnh đó, các sản phẩm thịt chế biến sẵn hàm lượng dinh dưỡng không cao so với thịt tươi.Thịt quá chín. Nhiều người thích ăn thịt hầm vì đậm vị, dễ ăn. Tuy vậy, làm chín thịt ở nhiệt độ cực cao khiến các chất bên trong sẽ phản ứng tạo thành nhóm thơm amin không có lợi. Thịt đông lạnh quá lâu. Bảo quản thịt trong tủ lạnh có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, không thể tiêu diệt được hoàn toàn vi khuẩn. Nếu thời gian bảo quản quá lâu, chất béo và protein sẽ bị oxy hóa, khiến thịt biến chất. Bạn có thể nhận diện chúng qua màu thịt chuyển nâu, phần mỡ chuyển vàng, khi nấu mùi vị kém ngon.Tùy vào từng loại thịt sẽ có thời gian trữ đông an toàn khác nhau song không quá 1 tháng. Tốt nhất, thịt mua về nên chế biến luôn, vừa ngon vừa có lợi cho sức khỏe. Nếu không ăn hết, thịt có thể bảo quản ở nhiệt độ 0-4 độ C trong vòng 3 ngày. Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. (Nguồn video: THĐT)
Thịt động vật được chia làm 2 loại thịt đỏ và thịt trắng, dựa trên màu sắc bên ngoài của chúng. Ở đó, thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn... khi sống có màu đỏ, nấu chín có màu nâu. Thịt gà, cá dù sống hay chín đều có màu trắng nên gọi là thịt trắng. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Khi so sánh, người ta nhận thấy giá trị dinh dưỡng của chất béo trong thịt trắng cao hơn thịt đỏ. Cụ thể, thịt đỏ chứa nhiều axit béo no còn thịt trắng chứa axit béo không no. Khi đi vào cơ thể, thịt đỏ dễ gây béo phì, mỡ máu.
Tuy vậy, thịt đỏ không “khủng khiếp” như đồn thổi. Thực tế, cả thịt đỏ và thịt trắng đều giàu protein, vitamin, góp phần bù đắp thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể. Về hàm lượng sắt, thịt đỏ còn được đánh giá cao hơn thịt trắng. Chất sắt trong thịt đỏ chủ yếu ở dạng heme, cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ. Đặc biệt, thịt đỏ còn chứa axit linoleic liên hợp. Chất này từng được các nhà khoa học chỉ ra có thể chống lại tế bào ung thư.
Sở dĩ thịt đỏ bị hiểu gây ung thư có thể do cách chế biến hoặc bảo quản không đúng. Khi được dùng đúng lượng, chế biến khoa học thì chúng không gây hại. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng chỉ ra loại thịt có thể kích thích tế bào ung thư, nên tránh ăn nhiều:
Cá muối. Cá muối được sơ chế bằng cách ướp cá sống với muối biển. Quá trình này, các thành phần trong muối phản ứng với cá, khiến lượng dimethyl nitrit trong chúng tăng cao.
Khi đi vào cơ thể, chất này sẽ bị phân hủy thành dimethyl amoni nitrit, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận là chất gây ung thư. Ngoài ra, cá muối có vị mặn, thường chứa nhiều natri nên cũng làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, dạ dày...
Thịt nướng. Thịt nướng đậm vị, thơm ngon nên được nhiều người chọn ăn. Tuy nhiên, thịt nướng không nên ăn nhiều bởi có hại cho sức khỏe. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt nướng trực tiếp ở nhiệt độ cao, chất béo bị phân hủy nhỏ giọt trên lửa than, sau đó kết hợp với protein trong thịt tạo ra chất gây ung thư có tên là benzopyrene.
Đáng lưu ý, Ủy ban chuyên gia của tổ chức FAO/WHO từng đánh giá nguy cơ và xếp chất này vào nhóm chất có khả năng gây ung thư và gây nhiễm độc gen.
Thịt chế biến. Các loại thịt chế biến như giăm bông, xúc xích được nhiều người chuộng ăn bởi hương vị hấp dẫn, màu sắc bắt mắt. Tuy vậy, ăn nhiều thịt chế biến có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Thực vậy, những thịt chế biến thường chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, chất tạo màu, ăn nhiều có thể tạo gánh nặng cho gan. Bên cạnh đó, các sản phẩm thịt chế biến sẵn hàm lượng dinh dưỡng không cao so với thịt tươi.
Thịt quá chín. Nhiều người thích ăn thịt hầm vì đậm vị, dễ ăn. Tuy vậy, làm chín thịt ở nhiệt độ cực cao khiến các chất bên trong sẽ phản ứng tạo thành nhóm thơm amin không có lợi.
Thịt đông lạnh quá lâu. Bảo quản thịt trong tủ lạnh có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, không thể tiêu diệt được hoàn toàn vi khuẩn. Nếu thời gian bảo quản quá lâu, chất béo và protein sẽ bị oxy hóa, khiến thịt biến chất. Bạn có thể nhận diện chúng qua màu thịt chuyển nâu, phần mỡ chuyển vàng, khi nấu mùi vị kém ngon.
Tùy vào từng loại thịt sẽ có thời gian trữ đông an toàn khác nhau song không quá 1 tháng. Tốt nhất, thịt mua về nên chế biến luôn, vừa ngon vừa có lợi cho sức khỏe. Nếu không ăn hết, thịt có thể bảo quản ở nhiệt độ 0-4 độ C trong vòng 3 ngày.
Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. (Nguồn video: THĐT)