Cà chua xanh: Khi mua, nhiều người nghĩ chọn những quả cà chua còn xanh cứng sẽ để được lâu hơn.
Tuy nhiên, nhìn thấy cà chua xanh bạn không nên mua và ăn. Bởi cà chua khi còn xanh có chứa lượng lớn các yếu tố "alkaloid" và nó chỉ giảm dần rồi biến mất khi cà chua đã chín đỏ. Nếu ăn cà chua xanh sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm.Các triệu chứng khi bị ngộ độc cà chua xanh là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí có thể đe dọa tính mạng.Dưa cải muối xanh: Dưa cải muối là món ăn yêu thích của nhiều người. Khi thấy dưa muối được 1, 2 ngày, do thèm nên nhiều người lấy ra ăn trong khi dưa cải còn xanh. Ngoài hương vị kém hấp dẫn thì dưa cải muối còn xanh tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.Vì khi còn xanh, dưa cải muối dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm. Khoai tây xanh: Khoai tây chuyển sang màu xanh là quá trình hoàn toàn tự nhiên nhưng cũng cảnh báo hợp chất gây hại solanine. Một người nặng 50kg ăn 100g khoai tây có solanine có thể bị ngộ độc. Tuy nhiên, tình trạng ngộ độc nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào nồng độ solanine trong củ cao hay thấp, hoặc người ăn là trẻ em, thấp bé...Triệu chứng ngộ độc solanine gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi, nhức đầu và đau dạ dày. Các triệu chứng nhẹ có thể biến mất sau khoảng 24 giờ. Trường hợp nặng, người ngộ độc khoai tây có thể tê liệt, co giật, khó thở, hôn mê, thậm chí tử vong.
Các loại rau quá xanh: GS. TS Trần Khắc Thi (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông, lâm nghiệp Thành Tây - ĐH Thành Tây) cho biết: Trong các loại rau quá xanh có chứa nitrat (NO3) tức là phân đạm. Chất này khi đi vào cơ thể ở mức bình thường thì không gây độc. Song nếu hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì nguy hiểm vô cùng.Đó là lý do vì sao các nước nhập khẩu rau bao giờ cũng phải kiểm tra NO3 rồi mới tới các thành phần khác. Nếu có chứa nhiều thì họ trả lại ngay. No3 không gây ngộ độc cấp tính như thuốc bảo vệ thực vật nhưng nó lại âm thầm phá hủy hệ tiêu hóa. Trong 10 năm trở lại đây, người bị K hệ tiêu hóa rất nhiều, nguyên nhân chủ yếu là NO3 đến từ nước uống và rau xanh.NO3 khi đi vào cơ thể sẽ phản ứng với amin và hình thành chất gây ung thư được gọi là nitrosamin. Số liệu điều tra của Sở khoa học - Công nghệ Hà Nội vào năm 2003-2004 tại nhiều chợ nội thành Hà Nội cho thấy: Lượng tồn dư NO3 trong bắp cải, su hào, hành tây đều vượt mức. Bởi vậy, ra chợ đừng có thấy rau xanh mướt mắt mà mua ngay. Nhiều khi rau xanh quá là do ừa được bón phân đạm, dư lượng NO3 trong đó còn đầy, ăn vào lại hại sức khỏe.
Cà chua xanh: Khi mua, nhiều người nghĩ chọn những quả cà chua còn xanh cứng sẽ để được lâu hơn.
Tuy nhiên, nhìn thấy cà chua xanh bạn không nên mua và ăn. Bởi cà chua khi còn xanh có chứa lượng lớn các yếu tố "alkaloid" và nó chỉ giảm dần rồi biến mất khi cà chua đã chín đỏ. Nếu ăn cà chua xanh sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Các triệu chứng khi bị ngộ độc cà chua xanh là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Dưa cải muối xanh: Dưa cải muối là món ăn yêu thích của nhiều người. Khi thấy dưa muối được 1, 2 ngày, do thèm nên nhiều người lấy ra ăn trong khi dưa cải còn xanh. Ngoài hương vị kém hấp dẫn thì dưa cải muối còn xanh tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Vì khi còn xanh, dưa cải muối dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm.
Khoai tây xanh: Khoai tây chuyển sang màu xanh là quá trình hoàn toàn tự nhiên nhưng cũng cảnh báo hợp chất gây hại solanine. Một người nặng 50kg ăn 100g khoai tây có solanine có thể bị ngộ độc. Tuy nhiên, tình trạng ngộ độc nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào nồng độ solanine trong củ cao hay thấp, hoặc người ăn là trẻ em, thấp bé...
Triệu chứng ngộ độc solanine gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi, nhức đầu và đau dạ dày. Các triệu chứng nhẹ có thể biến mất sau khoảng 24 giờ. Trường hợp nặng, người ngộ độc khoai tây có thể tê liệt, co giật, khó thở, hôn mê, thậm chí tử vong.
Các loại rau quá xanh: GS. TS Trần Khắc Thi (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông, lâm nghiệp Thành Tây - ĐH Thành Tây) cho biết: Trong các loại rau quá xanh có chứa nitrat (NO3) tức là phân đạm. Chất này khi đi vào cơ thể ở mức bình thường thì không gây độc. Song nếu hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì nguy hiểm vô cùng.
Đó là lý do vì sao các nước nhập khẩu rau bao giờ cũng phải kiểm tra NO3 rồi mới tới các thành phần khác. Nếu có chứa nhiều thì họ trả lại ngay. No3 không gây ngộ độc cấp tính như thuốc bảo vệ thực vật nhưng nó lại âm thầm phá hủy hệ tiêu hóa. Trong 10 năm trở lại đây, người bị K hệ tiêu hóa rất nhiều, nguyên nhân chủ yếu là NO3 đến từ nước uống và rau xanh.
NO3 khi đi vào cơ thể sẽ phản ứng với amin và hình thành chất gây ung thư được gọi là nitrosamin. Số liệu điều tra của Sở khoa học - Công nghệ Hà Nội vào năm 2003-2004 tại nhiều chợ nội thành Hà Nội cho thấy: Lượng tồn dư NO3 trong bắp cải, su hào, hành tây đều vượt mức. Bởi vậy, ra chợ đừng có thấy rau xanh mướt mắt mà mua ngay. Nhiều khi rau xanh quá là do ừa được bón phân đạm, dư lượng NO3 trong đó còn đầy, ăn vào lại hại sức khỏe.