Cá chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, cá chứa nhiều chất béo tốt, ít cholesterol xấu. Ăn cá giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu, phòng tránh đột quỵ,... Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), người không có tiền sử bệnh tim nên ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần. (Ảnh: Sohu, minh họa)Cá cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe song không phải loại cá nào cũng tốt. Có những loại cá càng ăn càng dễ mắc ung thư, bạn cần hết sức thận trọng.1. Cá muối kiểu Trung Quốc. Tổ chức Y tế Thế giới từng công bố “Danh sách các chất gây ung thư” và phân loại chúng theo mức độ gây bệnh. Ở đó, chất gây ung thư loại I là nhóm các chất có khả năng gây ung thư rõ ràng. Các nhà khoa học có đủ bằng chứng chứng minh khả năng gây ung thư của chúng với con người. Hiện có 120 chất gây ung thư loại I và cá muối kiểu Trung Quốc nằm trong nhóm này.Cá muối kiểu Trung Quốc thực chất là sản phẩm muối chua. Quá trình sản xuất, muối và đạm kết hợp với nhau tạo ra nitrit. Nitrit đi vào dạ dày, dưới tác dụng của axit dạ dày sẽ chuyển hóa thành nitrosamine. Đây là chất gây ung thư mạnh, nguyên nhân gây ung thư dạ dày.Ngoài mối nguy ung thư từ nitrosamine, ăn loại cá này còn khiến người dùng nạp lượng muối khổng lồ, gây tăng huyết áp, tổn thương dạ dày. Cụ thể, lượng muối cao có thể phá hủy hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ ung thư dạ dày.2. Cá hun khói. Hun khói là cách bảo quản thực phẩm có từ lâu đời. Cá sau khi bỏ nội tạng sẽ được hun khói. Mặc dù giúp kéo dài thời gian sử dụng song hun khói khiến thịt cá sản sinh nhiều benzopyrene. Chất này được công nhận là chất gây ung thư.3. Cá nướng. Nướng là cách chế biến được nhiều người ưa thích. Điều đáng bàn, nướng thịt hoặc cá trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, mỡ giọt xuống than hồng sẽ hình thành các phân tử hydrocarbon thơm đa vòng PAH - đây là những chất gây ung thư.Nếu nướng trong lò ở mức nhiệt 80-100 độ C, chất creatin (hoặc creatinin) trong thịt cá sẽ trở thành amin thơm dị vòng (HCA). Chất này khi vào tới gan thì biến thành chất độc, sau đó đi xuống ruột, tăng nguy cơ ung thư đại tràng.Tổ chức Y tế Thế giới cũng chỉ ra nướng thực phẩm có thể sản xuất ra chất acrylamide - loại chất độc được WHO xếp loại vào nhóm 2A, nhóm "có thể gây ung thư trên người".Có thể nói, cá rất tốt cho sức khỏe song cách chế biến vô tình khiến chúng trở thành mối nguy ung thư. Thực tế, thịt cá thơm ngon, không cần chế biến phức tạp, chỉ cần hấp với các loại gia vị là đã có món hấp dẫn. Ưu điểm nổi bật của hấp là cách này không chỉ đảm bảo độ ngon của thực phẩm mà còn tránh được tình trạng thất thoát dinh dưỡng. Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi | Đặc sản miền sông nước. (Nguồn video: THDT)
Cá chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, cá chứa nhiều chất béo tốt, ít cholesterol xấu. Ăn cá giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu, phòng tránh đột quỵ,... Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), người không có tiền sử bệnh tim nên ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Cá cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe song không phải loại cá nào cũng tốt. Có những loại cá càng ăn càng dễ mắc ung thư, bạn cần hết sức thận trọng.
1. Cá muối kiểu Trung Quốc. Tổ chức Y tế Thế giới từng công bố “Danh sách các chất gây ung thư” và phân loại chúng theo mức độ gây bệnh. Ở đó, chất gây ung thư loại I là nhóm các chất có khả năng gây ung thư rõ ràng. Các nhà khoa học có đủ bằng chứng chứng minh khả năng gây ung thư của chúng với con người. Hiện có 120 chất gây ung thư loại I và cá muối kiểu Trung Quốc nằm trong nhóm này.
Cá muối kiểu Trung Quốc thực chất là sản phẩm muối chua. Quá trình sản xuất, muối và đạm kết hợp với nhau tạo ra nitrit. Nitrit đi vào dạ dày, dưới tác dụng của axit dạ dày sẽ chuyển hóa thành nitrosamine. Đây là chất gây ung thư mạnh, nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
Ngoài mối nguy ung thư từ nitrosamine, ăn loại cá này còn khiến người dùng nạp lượng muối khổng lồ, gây tăng huyết áp, tổn thương dạ dày. Cụ thể, lượng muối cao có thể phá hủy hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
2. Cá hun khói. Hun khói là cách bảo quản thực phẩm có từ lâu đời. Cá sau khi bỏ nội tạng sẽ được hun khói. Mặc dù giúp kéo dài thời gian sử dụng song hun khói khiến thịt cá sản sinh nhiều benzopyrene. Chất này được công nhận là chất gây ung thư.
3. Cá nướng. Nướng là cách chế biến được nhiều người ưa thích. Điều đáng bàn, nướng thịt hoặc cá trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, mỡ giọt xuống than hồng sẽ hình thành các phân tử hydrocarbon thơm đa vòng PAH - đây là những chất gây ung thư.
Nếu nướng trong lò ở mức nhiệt 80-100 độ C, chất creatin (hoặc creatinin) trong thịt cá sẽ trở thành amin thơm dị vòng (HCA). Chất này khi vào tới gan thì biến thành chất độc, sau đó đi xuống ruột, tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng chỉ ra nướng thực phẩm có thể sản xuất ra chất acrylamide - loại chất độc được WHO xếp loại vào nhóm 2A, nhóm "có thể gây ung thư trên người".
Có thể nói, cá rất tốt cho sức khỏe song cách chế biến vô tình khiến chúng trở thành mối nguy ung thư. Thực tế, thịt cá thơm ngon, không cần chế biến phức tạp, chỉ cần hấp với các loại gia vị là đã có món hấp dẫn. Ưu điểm nổi bật của hấp là cách này không chỉ đảm bảo độ ngon của thực phẩm mà còn tránh được tình trạng thất thoát dinh dưỡng.
Mời độc giả xem thêm video: Món ăn ngon từ... úp nồi | Đặc sản miền sông nước. (Nguồn video: THDT)