Tiểu Chu có con gái 4 tuổi, đang theo học mẫu giáo. Do bận việc, Tiểu Chu giao con nhờ mẹ chồng chăm sóc cả ngày. Cô thường tìm hiểu các thông tin hữu ích về việc chăm sóc trẻ để mình và mẹ chồng áp dụng với con. (Ảnh: 90parenting, minh họa)Lo lắng con thiếu nước, nhiễm bệnh khi dùng chung cốc với các bạn, Tiểu Chu mua chiếc bình nhựa gắn ống hút để con mang đến lớp. Hàng ngày, bà nội sẽ chuẩn bị nước, sữa hoặc nước ép trái cây để cháu mang theo.Sau một tháng đi học, con gái thường xuyên bị tiêu chảy nên Tiểu Chu đưa đến viện khám. Bác sĩ cho biết bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột cấp. Điều này khiến Tiểu Chu rất băn khoăn bởi chế độ ăn, sinh hoạt hàng ngày của trẻ khi đi học không khác nhiều so với thời điểm ở nhà. Đúng lúc đó, con gái nói khát nước nên Tiểu Chu lấy chiếc bình quen thuộc cho bé uống. Nhìn thấy cảnh này, bác sĩ đề nghị Tiểu Chu tháo rời chiếc bình để kiểm tra.Khi tháo phần nắp bình, Tiểu Chu choáng váng trước những gì mình thấy. Phần trong nắp bình bị nấm mốc, tích tụ cặn bẩn đen kịt. Bác sĩ cũng giải thích, hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, uống nước nhiễm bẩn thời gian dài dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.Không riêng Tiểu Chu, nhiều phu huynh cẩn thận chọn mua cho con bình đựng nước đắt tiền, đạt chuẩn song lại không chú ý khâu vệ sinh. Chất bẩn tích tụ lâu ngày uy hiếp sức khỏe trẻ.Thực tế, thị trường có nhiều loại bình đựng nước, đa dạng về kích cỡ, màu sắc. Trong số đó, loại bình nước có nắp đậy, ống nhựa mềm được nhiều phụ huynh chọn mua cho con. Mặc dù tiện dụng nhưng loại bình này rất khó vệ sinh, phải tháo rời và có nhiều khe nhỏ. Đặc biệt, phần gioăng cao su trên nắp giúp chất lỏng không bị rò rỉ dễ bị nấm mốc. Dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.Một nghiên cứu từng được các nhà khoa học Mỹ thực hiện cho thấy, bình đựng nước không được rửa sạch thực sự là mối đe dọa lớn với sức khỏe trẻ em. Thậm chí, vết bẩn bám trên thành bình đáng lo ngại hơn cả ở giẻ lau.Ngoài vấn đề vệ sinh, sử dụng bình uống nước, bình giữ nhiệt còn cần chú ý loại đồ uống bên trong. Các loại bình này không thích hợp đựng đồ uống có hàm lượng đạm cao như sữa, sữa đậu nành hay nước trái cây. Chúng dễ bị biến chất trong môi trường kín, giữ nhiệt.Sữa, nước trái cây cũng có độ bám dính thành bình cao, khiến việc vệ sinh càng khó khăn hơn. Nếu chỉ tráng qua bằng nước, bình sẽ không được làm sạch hoàn toàn.Với loại bình có ống hút, ngoài việc tháo rời chi tiết để vệ sinh kẽ nhỏ, người dùng còn cần vệ sinh, tiệt trùng kỹ phần ống hút. Nếu không, đây sẽ là chỗ trú ẩn lý tưởng của các loại vi khuẩn gây hại. Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe. (Nguồn vidoe: THĐT)
Tiểu Chu có con gái 4 tuổi, đang theo học mẫu giáo. Do bận việc, Tiểu Chu giao con nhờ mẹ chồng chăm sóc cả ngày. Cô thường tìm hiểu các thông tin hữu ích về việc chăm sóc trẻ để mình và mẹ chồng áp dụng với con. (Ảnh: 90parenting, minh họa)
Lo lắng con thiếu nước, nhiễm bệnh khi dùng chung cốc với các bạn, Tiểu Chu mua chiếc bình nhựa gắn ống hút để con mang đến lớp. Hàng ngày, bà nội sẽ chuẩn bị nước, sữa hoặc nước ép trái cây để cháu mang theo.
Sau một tháng đi học, con gái thường xuyên bị tiêu chảy nên Tiểu Chu đưa đến viện khám. Bác sĩ cho biết bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột cấp. Điều này khiến Tiểu Chu rất băn khoăn bởi chế độ ăn, sinh hoạt hàng ngày của trẻ khi đi học không khác nhiều so với thời điểm ở nhà. Đúng lúc đó, con gái nói khát nước nên Tiểu Chu lấy chiếc bình quen thuộc cho bé uống. Nhìn thấy cảnh này, bác sĩ đề nghị Tiểu Chu tháo rời chiếc bình để kiểm tra.
Khi tháo phần nắp bình, Tiểu Chu choáng váng trước những gì mình thấy. Phần trong nắp bình bị nấm mốc, tích tụ cặn bẩn đen kịt. Bác sĩ cũng giải thích, hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, uống nước nhiễm bẩn thời gian dài dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.
Không riêng Tiểu Chu, nhiều phu huynh cẩn thận chọn mua cho con bình đựng nước đắt tiền, đạt chuẩn song lại không chú ý khâu vệ sinh. Chất bẩn tích tụ lâu ngày uy hiếp sức khỏe trẻ.
Thực tế, thị trường có nhiều loại bình đựng nước, đa dạng về kích cỡ, màu sắc. Trong số đó, loại bình nước có nắp đậy, ống nhựa mềm được nhiều phụ huynh chọn mua cho con. Mặc dù tiện dụng nhưng loại bình này rất khó vệ sinh, phải tháo rời và có nhiều khe nhỏ. Đặc biệt, phần gioăng cao su trên nắp giúp chất lỏng không bị rò rỉ dễ bị nấm mốc. Dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.
Một nghiên cứu từng được các nhà khoa học Mỹ thực hiện cho thấy, bình đựng nước không được rửa sạch thực sự là mối đe dọa lớn với sức khỏe trẻ em. Thậm chí, vết bẩn bám trên thành bình đáng lo ngại hơn cả ở giẻ lau.
Ngoài vấn đề vệ sinh, sử dụng bình uống nước, bình giữ nhiệt còn cần chú ý loại đồ uống bên trong. Các loại bình này không thích hợp đựng đồ uống có hàm lượng đạm cao như sữa, sữa đậu nành hay nước trái cây. Chúng dễ bị biến chất trong môi trường kín, giữ nhiệt.
Sữa, nước trái cây cũng có độ bám dính thành bình cao, khiến việc vệ sinh càng khó khăn hơn. Nếu chỉ tráng qua bằng nước, bình sẽ không được làm sạch hoàn toàn.
Với loại bình có ống hút, ngoài việc tháo rời chi tiết để vệ sinh kẽ nhỏ, người dùng còn cần vệ sinh, tiệt trùng kỹ phần ống hút. Nếu không, đây sẽ là chỗ trú ẩn lý tưởng của các loại vi khuẩn gây hại.
Mời độc giả xem thêm video: Hạt mắc ca hút khách vì công dụng tốt cho sức khỏe. (Nguồn vidoe: THĐT)