Vi khuẩn HP sinh sống trong và bên dưới lớp niêm của thượng bì dạ dày. Loại vi khuẩn này tồn tại ngay cả trong môi trường axit khắc nghiệt, phá hủy niêm mạc dạ dày. Đáng lưu ý, 3 thực phẩm dưới đây được xem là “ổ” chứa vi khuẩn HP. Nếu ăn chúng thời gian dài, cơ thể bạn sớm muộn cũng gặp vấn đề về dạ dày.Đồ ăn vặt ven đường: Các món ăn vặt ven đường thường được bài trí bắt mắt, hương vị hấp dẫn. Vậy nhưng loại thực phẩm này không được khuyến khích ăn nhiều.Thậm chí, chúng được ví như “ổ” chứa vi khuẩn do khó đảm bảo an toàn vệ sinh. Ăn chúng, vi khuẩn HP sẽ có cơ hội thâm nhập vào dạ dày, sinh sôi gây bệnh.Đồ ăn tươi sống: Nhiều người thích các món tươi sống như sashimi, sushi, gỏi hải sản, trứng lòng đào... vì chúng giàu dinh dưỡng, giữ được hương vị ban đầu của nguyên liệu.Thực tế, các đầu bếp luôn nỗ lực bài trí chúng sao cho thật “ngon” mắt, tìm các gia vị ăn kèm cho ngon miệng, nhưng không thể phủ nhận dù sao chúng cũng chưa được xử lý nhiệt, khiến vi khuẩn, mầm bệnh không bị tiêu diệt. Thưởng thức đồ ăn tươi sống, bạn không chỉ đối mặt tình trạng rối loạn tiêu hóa mà còn khiến nguy cơ nhiễm khuẩn HP cao hơn nhiều.Đồ muối chua: Muối chua không chỉ giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm mà còn tăng cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, những món như cải muối, bắp cải muối, kim chi không chỉ chứa nhiều muối mà còn nhiều axit, gia vị cay.Những chất này khi kết hợp với nhau trong dạ dày không có lợi, dễ gây kích ứng niêm mạc. Axit khiến những vết loét có sẵn dễ lan rộng, sâu hơn. Điều này làm gia tăng các bệnh lý nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày...Ngoài ra, thực phẩm ngâm chua có thể tạo ra nitrit. Chất này sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitrosamine, có khả năng gây ung thư mạnh và cực kỳ nguy hại cho sức khỏe.Chuyên gia sức khỏe cho biết, một khi nhiễm khuẩn HP, cơ thể sẽ có những biểu hiện đặc trưng như khó tiêu, giảm nhu động ruột, tiêu hóa kém dẫn đến đầy bụng sau ăn.Khi nhiễm trùng gây tổn thương hệ tiêu hóa, dấu hiệu phổ biến nhất là đau bụng, đặc biệt là khi dạ dày rỗng vào ban đêm hoặc sau bữa ăn vài giờ. Cơn đau thường âm ỉ, có thể kéo dài trong vài phút hoặc hàng giờ.Nhiễm vi khuẩn HP, nhiều người còn có dấu hiệu hôi miệng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, mùi hôi có thể không ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc gây bất tiện trong giao tiếp. Vì vậy, nếu tình trạng hôi miệng kéo dài, vệ sinh cẩn thận song không cải thiện thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa) Mời độc giả xem thêm thêm video: Bắt giữ hàng trăm kg ma túy được giấu trong dạ dày lợn, mô tơ điện. (Nguồn video: Nhandantv)
Vi khuẩn HP sinh sống trong và bên dưới lớp niêm của thượng bì dạ dày. Loại vi khuẩn này tồn tại ngay cả trong môi trường axit khắc nghiệt, phá hủy niêm mạc dạ dày. Đáng lưu ý, 3 thực phẩm dưới đây được xem là “ổ” chứa vi khuẩn HP. Nếu ăn chúng thời gian dài, cơ thể bạn sớm muộn cũng gặp vấn đề về dạ dày.
Đồ ăn vặt ven đường: Các món ăn vặt ven đường thường được bài trí bắt mắt, hương vị hấp dẫn. Vậy nhưng loại thực phẩm này không được khuyến khích ăn nhiều.
Thậm chí, chúng được ví như “ổ” chứa vi khuẩn do khó đảm bảo an toàn vệ sinh. Ăn chúng, vi khuẩn HP sẽ có cơ hội thâm nhập vào dạ dày, sinh sôi gây bệnh.
Đồ ăn tươi sống: Nhiều người thích các món tươi sống như sashimi, sushi, gỏi hải sản, trứng lòng đào... vì chúng giàu dinh dưỡng, giữ được hương vị ban đầu của nguyên liệu.
Thực tế, các đầu bếp luôn nỗ lực bài trí chúng sao cho thật “ngon” mắt, tìm các gia vị ăn kèm cho ngon miệng, nhưng không thể phủ nhận dù sao chúng cũng chưa được xử lý nhiệt, khiến vi khuẩn, mầm bệnh không bị tiêu diệt. Thưởng thức đồ ăn tươi sống, bạn không chỉ đối mặt tình trạng rối loạn tiêu hóa mà còn khiến nguy cơ nhiễm khuẩn HP cao hơn nhiều.
Đồ muối chua: Muối chua không chỉ giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm mà còn tăng cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, những món như cải muối, bắp cải muối, kim chi không chỉ chứa nhiều muối mà còn nhiều axit, gia vị cay.
Những chất này khi kết hợp với nhau trong dạ dày không có lợi, dễ gây kích ứng niêm mạc. Axit khiến những vết loét có sẵn dễ lan rộng, sâu hơn. Điều này làm gia tăng các bệnh lý nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày...
Ngoài ra, thực phẩm ngâm chua có thể tạo ra nitrit. Chất này sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitrosamine, có khả năng gây ung thư mạnh và cực kỳ nguy hại cho sức khỏe.
Chuyên gia sức khỏe cho biết, một khi nhiễm khuẩn HP, cơ thể sẽ có những biểu hiện đặc trưng như khó tiêu, giảm nhu động ruột, tiêu hóa kém dẫn đến đầy bụng sau ăn.
Khi nhiễm trùng gây tổn thương hệ tiêu hóa, dấu hiệu phổ biến nhất là đau bụng, đặc biệt là khi dạ dày rỗng vào ban đêm hoặc sau bữa ăn vài giờ. Cơn đau thường âm ỉ, có thể kéo dài trong vài phút hoặc hàng giờ.
Nhiễm vi khuẩn HP, nhiều người còn có dấu hiệu hôi miệng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, mùi hôi có thể không ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc gây bất tiện trong giao tiếp. Vì vậy, nếu tình trạng hôi miệng kéo dài, vệ sinh cẩn thận song không cải thiện thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa)
Mời độc giả xem thêm thêm video: Bắt giữ hàng trăm kg ma túy được giấu trong dạ dày lợn, mô tơ điện. (Nguồn video: Nhandantv)