Hành động thiếu hiểu biết của phụ huynh khiến trẻ suýt đứng giữa lằn ranh sinh tử.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm nhưng vị bác sĩ tiếp nhận ca cấp cứu không khỏi choáng váng. Sau khi người nhà cho biết ruột non của trẻ xổ ra ngoài được 3 tiếng, nhân viên y tế lập tức tiến hành sơ cứu.
Nhận thấy phần ruột bị tím đen nếu cắt bỏ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần đời còn lại của trẻ, các bác sĩ quyết định chườm nóng. May mắn thay, khu vực này hồng hào trở lại. Bác sĩ cũng thành công phẫu thuật đưa ruột vào khoang bụng.May mắn thay, ca phẫu thuật đưa ruột non vào khoang bụng thành công. Bé không bị hoại tử ruột.
Được biết, cha mẹ bệnh nhân còn trẻ. Chồng 25 trong khi vợ mới 16 tuổi. Quá trình chăm con mới sinh, cặp phụ huynh nhận thấy rốn con mọng khí, lồi to như ngón chân cái. Để giúp con “xả hơi”, cả hai dùng dao chích vào rốn. Ngay sau cú rạch thiếu hiểu biết, đứa trẻ khóc ngày càng dữ dội. Thế nhưng, chỉ đến khi thấy ruột con xổ ra ngoài 3 tiếng, hai người mới đưa con đến bệnh viện.
Nói về tình trạng của cháu bé, bác sĩ cho biết con bị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh. Bình thường, trẻ được sinh ra với dây rốn gắn ở bụng. Dây này đưa chất dinh dưỡng tới nuôi bé suốt thời gian mẹ mang thai. Dây rốn đi vào cơ thể qua một lỗ nhỏ trong cơ thành bụng, được cắt sau khi bé chào đời.
Khoảng 1-2 tuần sau sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi bé lớn lên. Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín.
Hầu hết tình trạng thoát vị rốn tự cải thiện trong năm đầu đời. Mặc dù không ít trường hợp cần nhiều thời gian hơn song 90% thoát vị rốn cuối cùng sẽ tự đóng lại. Chỉ khi trẻ 4 tuổi mà không tự đóng mới cần thực hiện phẫu thuật.
Hành động thiếu hiểu biết của phụ huynh khiến trẻ suýt đứng giữa lằn ranh sinh tử.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm nhưng vị bác sĩ tiếp nhận ca cấp cứu không khỏi choáng váng. Sau khi người nhà cho biết ruột non của trẻ xổ ra ngoài được 3 tiếng, nhân viên y tế lập tức tiến hành sơ cứu.
Nhận thấy phần ruột bị tím đen nếu cắt bỏ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần đời còn lại của trẻ, các bác sĩ quyết định chườm nóng. May mắn thay, khu vực này hồng hào trở lại. Bác sĩ cũng thành công phẫu thuật đưa ruột vào khoang bụng.
May mắn thay, ca phẫu thuật đưa ruột non vào khoang bụng thành công. Bé không bị hoại tử ruột.
Được biết, cha mẹ bệnh nhân còn trẻ. Chồng 25 trong khi vợ mới 16 tuổi. Quá trình chăm con mới sinh, cặp phụ huynh nhận thấy rốn con mọng khí, lồi to như ngón chân cái. Để giúp con “xả hơi”, cả hai dùng dao chích vào rốn. Ngay sau cú rạch thiếu hiểu biết, đứa trẻ khóc ngày càng dữ dội. Thế nhưng, chỉ đến khi thấy ruột con xổ ra ngoài 3 tiếng, hai người mới đưa con đến bệnh viện.
Nói về tình trạng của cháu bé, bác sĩ cho biết con bị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh. Bình thường, trẻ được sinh ra với dây rốn gắn ở bụng. Dây này đưa chất dinh dưỡng tới nuôi bé suốt thời gian mẹ mang thai. Dây rốn đi vào cơ thể qua một lỗ nhỏ trong cơ thành bụng, được cắt sau khi bé chào đời.
Khoảng 1-2 tuần sau sinh, cuống rốn teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đóng lại khi bé lớn lên. Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín.
Hầu hết tình trạng thoát vị rốn tự cải thiện trong năm đầu đời. Mặc dù không ít trường hợp cần nhiều thời gian hơn song 90% thoát vị rốn cuối cùng sẽ tự đóng lại. Chỉ khi trẻ 4 tuổi mà không tự đóng mới cần thực hiện phẫu thuật.