Cường tuyến giáp
Đổ mồ hôi nhiều hơn và nhạy cảm với nhiệt là những triệu chứng đáng chú ý của cường giáp. Tuyến giáp kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể, vì vậy khi nó tạo ra quá nhiều hormone, cơ thể bạn phải hoạt động quá mức khiến nhiệt độ tăng lên. Các triệu chứng khác có thể là bạn bị đói hoặc khát hơn, cảm thấy mệt mỏi và mất tập trung, bị tiêu chảy và giảm cân. Lượng đường trong máu thấp
Mặc dù lượng đường trong máu của bạn ổn định vào lúc bình thường, nhưng nó có thể giảm khi bạn ngủ; có thể vì bạn đã có một ngày rất năng động, hoặc bạn tập thể dục vào buổi tối, hoặc ăn tối muộn. Nếu bạn bị tiểu đường, và dùng thuốc để kiểm soát bệnh thì đó có thể là nguyên nhân gây hạ đường huyết và đổ mồ hôi trong đêm. Khi glucose thấp hơn 140 mg / dL trước khi đi ngủ, hãy ăn nhẹ một chút gì đó. Chứng ngưng thở lúc ngủ
Với tình trạng này bạn thường ngừng thở một lúc, có thể nhiều lần trong đêm. Khi đó cơ thể của bạn không nhận được đủ oxy, và nó phải "chiến đấu” gây ra mồ hôi. Mỗi khi cơ thể bạn bắt đầu thở lại được là cả sự vật lộn nỗ lực của các cơ bắp và nó cũng gây ra mồ hôi. Lo lắng
Căng thẳng, lo lắng và hoảng sợ có thể khiến bạn đổ mồ hôi vào ban ngày, vì vậy không có gì đáng lo ngại khi có tác dụng tương tự vào ban đêm. Những cơn ác mộng và khủng hoảng giấc ngủ có thể gây đổ mồ hôi và tim đập thình thịch. Hãy đi khám bác sĩ nếu những rối loạn này diễn ra liên tục hoặc gây ra các vấn đề trong cuộc sống của bạn. Mãn kinh
Những cơn bốc hỏa trước và sau chu kỳ khó có thể phân biệt với mồ hôi ban đêm. Phụ nữ trẻ, hoặc những người ngừng kinh nguyệt vì hóa chất cũng có thể bị bốc hỏa nhất là khi bạn đang lo lắng, chán nản, hoặc uống rượu. Nhưng nếu bạn đang ở tuổi mãn kinh thì đừng cho rằng đổ mồ hôi đêm có liên quan đến mãn kinh. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ra hiện tượng đổ mồ hôi ban đêm, thường là do bị sốt. Các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến khác là viêm nội tâm mạc (màng trong của tim), viêm tủy xương (xương) hay áp-xe gan gây nhiễm trùng. Bệnh lao
Khoảng một nửa số người mắc bệnh này có mồ hôi ban đêm. Vi khuẩn thường phát triển trong phổi, khiến người bệnh bị ho nặng và đau đớn. Người bệnh cũng có thể sốt, mệt mỏi, yếu ớt và không cảm thấy thèm ăn. Một số bệnh ung thư
Nhiều bệnh ung thư có thể gây ra mồ hôi ban đêm, nhưng phổ biến nhất là ung thư hạch, bắt đầu ở các bộ phận của hệ thống miễn dịch của cơ thể, như các hạch bạch huyết, lá lách, tủy xương và tuyến ức. Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận, và một số khối u trong buồng trứng và tinh hoàn (cả ung thư và không) là những ví dụ phổ biến về "khối u rắn" cũng gây đổ mồ hôi đêm.Hãy đặt nhiệt độ thấp hơn trong phòng ngủ và bật quạt để lưu thông không khí có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nếu bạn không thể tìm ra nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm, hãy ghi chép lại các thông tin để tìm sự tư vấn của bác sĩ. Tốt nhất là điều trị nguyên nhân chứ không chỉ là triệu chứng.
Cường tuyến giáp
Đổ mồ hôi nhiều hơn và nhạy cảm với nhiệt là những triệu chứng đáng chú ý của cường giáp. Tuyến giáp kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể, vì vậy khi nó tạo ra quá nhiều hormone, cơ thể bạn phải hoạt động quá mức khiến nhiệt độ tăng lên. Các triệu chứng khác có thể là bạn bị đói hoặc khát hơn, cảm thấy mệt mỏi và mất tập trung, bị tiêu chảy và giảm cân.
Lượng đường trong máu thấp
Mặc dù lượng đường trong máu của bạn ổn định vào lúc bình thường, nhưng nó có thể giảm khi bạn ngủ; có thể vì bạn đã có một ngày rất năng động, hoặc bạn tập thể dục vào buổi tối, hoặc ăn tối muộn. Nếu bạn bị tiểu đường, và dùng thuốc để kiểm soát bệnh thì đó có thể là nguyên nhân gây hạ đường huyết và đổ mồ hôi trong đêm. Khi glucose thấp hơn 140 mg / dL trước khi đi ngủ, hãy ăn nhẹ một chút gì đó.
Chứng ngưng thở lúc ngủ
Với tình trạng này bạn thường ngừng thở một lúc, có thể nhiều lần trong đêm. Khi đó cơ thể của bạn không nhận được đủ oxy, và nó phải "chiến đấu” gây ra mồ hôi. Mỗi khi cơ thể bạn bắt đầu thở lại được là cả sự vật lộn nỗ lực của các cơ bắp và nó cũng gây ra mồ hôi.
Lo lắng
Căng thẳng, lo lắng và hoảng sợ có thể khiến bạn đổ mồ hôi vào ban ngày, vì vậy không có gì đáng lo ngại khi có tác dụng tương tự vào ban đêm. Những cơn ác mộng và khủng hoảng giấc ngủ có thể gây đổ mồ hôi và tim đập thình thịch. Hãy đi khám bác sĩ nếu những rối loạn này diễn ra liên tục hoặc gây ra các vấn đề trong cuộc sống của bạn.
Mãn kinh
Những cơn bốc hỏa trước và sau chu kỳ khó có thể phân biệt với mồ hôi ban đêm. Phụ nữ trẻ, hoặc những người ngừng kinh nguyệt vì hóa chất cũng có thể bị bốc hỏa nhất là khi bạn đang lo lắng, chán nản, hoặc uống rượu. Nhưng nếu bạn đang ở tuổi mãn kinh thì đừng cho rằng đổ mồ hôi đêm có liên quan đến mãn kinh.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ra hiện tượng đổ mồ hôi ban đêm, thường là do bị sốt. Các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến khác là viêm nội tâm mạc (màng trong của tim), viêm tủy xương (xương) hay áp-xe gan gây nhiễm trùng.
Bệnh lao
Khoảng một nửa số người mắc bệnh này có mồ hôi ban đêm. Vi khuẩn thường phát triển trong phổi, khiến người bệnh bị ho nặng và đau đớn. Người bệnh cũng có thể sốt, mệt mỏi, yếu ớt và không cảm thấy thèm ăn.
Một số bệnh ung thư
Nhiều bệnh ung thư có thể gây ra mồ hôi ban đêm, nhưng phổ biến nhất là ung thư hạch, bắt đầu ở các bộ phận của hệ thống miễn dịch của cơ thể, như các hạch bạch huyết, lá lách, tủy xương và tuyến ức. Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận, và một số khối u trong buồng trứng và tinh hoàn (cả ung thư và không) là những ví dụ phổ biến về "khối u rắn" cũng gây đổ mồ hôi đêm.
Hãy đặt nhiệt độ thấp hơn trong phòng ngủ và bật quạt để lưu thông không khí có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nếu bạn không thể tìm ra nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm, hãy ghi chép lại các thông tin để tìm sự tư vấn của bác sĩ. Tốt nhất là điều trị nguyên nhân chứ không chỉ là triệu chứng.