Không ai nghĩ quả vải nằm trong danh sách những rau quả độc hại. Bên dưới một lớp vỏ xù xì, gai góc của quả vải là một lớp thịt quả mịn màng, nhiều nước và ngọt. Nhưng những người bỏ bữa tối hoặc trẻ em suy dinh dưỡng ăn nhiều loại quả này rất dễ bị trúng độc, thậm chí có thể gây chết người. Tại Ấn Độ, đất nước trồng vải lớn nhất thế giới, mỗi năm có hàng trăm trẻ em nhập viện vì sốt, co giật và lên cơn vì ăn quá nhiều vải.Một báo cáo gần đây tiết lộ nguyên nhân là do các độc tố có trong quả vải chưa chín. Ở những người có thể trạng đường huyết thấp hoặc suy dinh dưỡng thì những độc tố này sẽ làm hạ đường huyết. Điều này đặc biệt nguy hiểm, nhất là trong lúc ngủ - thời điểm mà đường huyết giảm xuống tự nhiên. Ngoài ra, độc tố này còn có thể gây bệnh não. Quả ackee, một loại quả tự nhiên của Jamaica cũng chứa độc tố tương tự như vải khi chưa chín. Nhưng người Jamaica biết rất rõ không nên ăn quả ackee chưa chín hoặc chưa nấu chín. Trong trường hợp trẻ em ăn phải quả ackee chưa chín, tốt nhất nên đưa đi bệnh viện hoặc cho trẻ ăn một thìa đường để làm tăng đường huyết. Tại một số nước nhiệt đới, quả khế còn được dùng làm thuốc trị bệnh, nhưng những người bị bệnh thận tuyệt đối nên tránh xa quả này vì có thể gây chết người. Quả khế có chứa những độc tố ảnh hưởng đến não và gây rối loạn thần kinh. Ở những người có thận khỏe thì độc tố này được xử lý và loại bỏ nhưng người bị bệnh thận kinh niên không thể giải độc tố trong quả khế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tử vong.Tại châu Phi, Nam Mỹ và châu Á, cây sắn là nguồn cung cấp tinh bột quan trọng thứ 3 sau gạo và ngô. Củ sắn có thể được nướng, chiên, luộc hoặc say thành bột. Nhưng nếu chế biến không đúng cách thì củ sắn sẽ trở thành chất độc.Củ sắn có chứa hợp chất xyanua - độc tố làm ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp và hủy hoại các tế bào thần kinh liên quan đến vận động. Vì vậy cách chế biến phù hợp để làm giảm nồng độ của chất này để cho lên men, bóc vỏ, phơi khô rồi mới nấu chín để làm tan các độc tố. Bản thân cây mía không gây hại gì nhưng để quá lâu thì ảnh hưởng của nó không “ngọt ngào” chút nào. Nếu để lâu vài tháng, trên cây mía sẽ xuất hiện một loại nấm. Nấm này sản sinh ra các độc tố gây nôn mửa, nhìn một bên, co giật, co thắt hoặc hôn mê. Độc tố này gây hại cho mọi lứa tuổi nhưng nạn nhân phổ biến là trẻ em và người trẻ tuổi. Khi ăn phải loại nấm này, người ăn có thể tử vong hoặc bị bệnh thần kinh kéo dài. Sẽ không nhiều người ngạc nhiên khi biết khoai tây là loại thực phẩm có độc tính khi đã mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh. Độc tố solanine có trong khoai tây có trong toàn bộ củ nhưng nguy hiểm hơn khi khoai đã mọc mầm hoặc biến màu. Các triệu chứng ngộ độc khoai tây là nôn mửa, đau bụng, ảo giác và cả bị liệt. Rất nhiều loại đậu chứa độc tố phytohemagglutinin nhưng mật độ chất này trong đậu đỏ dài là rất cao. Trong vòng từ 1-3 giờ, người ăn đậu sống có thể thấy buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng. Độc tố này có thể giảm xuống khi đã nấu chín đậu. (Nguồn ảnh: CNN)
Không ai nghĩ quả vải nằm trong danh sách những rau quả độc hại. Bên dưới một lớp vỏ xù xì, gai góc của quả vải là một lớp thịt quả mịn màng, nhiều nước và ngọt. Nhưng những người bỏ bữa tối hoặc trẻ em suy dinh dưỡng ăn nhiều loại quả này rất dễ bị trúng độc, thậm chí có thể gây chết người. Tại Ấn Độ, đất nước trồng vải lớn nhất thế giới, mỗi năm có hàng trăm trẻ em nhập viện vì sốt, co giật và lên cơn vì ăn quá nhiều vải.
Một báo cáo gần đây tiết lộ nguyên nhân là do các độc tố có trong quả vải chưa chín. Ở những người có thể trạng đường huyết thấp hoặc suy dinh dưỡng thì những độc tố này sẽ làm hạ đường huyết. Điều này đặc biệt nguy hiểm, nhất là trong lúc ngủ - thời điểm mà đường huyết giảm xuống tự nhiên. Ngoài ra, độc tố này còn có thể gây bệnh não.
Quả ackee, một loại quả tự nhiên của Jamaica cũng chứa độc tố tương tự như vải khi chưa chín. Nhưng người Jamaica biết rất rõ không nên ăn quả ackee chưa chín hoặc chưa nấu chín. Trong trường hợp trẻ em ăn phải quả ackee chưa chín, tốt nhất nên đưa đi bệnh viện hoặc cho trẻ ăn một thìa đường để làm tăng đường huyết.
Tại một số nước nhiệt đới, quả khế còn được dùng làm thuốc trị bệnh, nhưng những người bị bệnh thận tuyệt đối nên tránh xa quả này vì có thể gây chết người. Quả khế có chứa những độc tố ảnh hưởng đến não và gây rối loạn thần kinh. Ở những người có thận khỏe thì độc tố này được xử lý và loại bỏ nhưng người bị bệnh thận kinh niên không thể giải độc tố trong quả khế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tử vong.
Tại châu Phi, Nam Mỹ và châu Á, cây sắn là nguồn cung cấp tinh bột quan trọng thứ 3 sau gạo và ngô. Củ sắn có thể được nướng, chiên, luộc hoặc say thành bột. Nhưng nếu chế biến không đúng cách thì củ sắn sẽ trở thành chất độc.
Củ sắn có chứa hợp chất xyanua - độc tố làm ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp và hủy hoại các tế bào thần kinh liên quan đến vận động. Vì vậy cách chế biến phù hợp để làm giảm nồng độ của chất này để cho lên men, bóc vỏ, phơi khô rồi mới nấu chín để làm tan các độc tố.
Bản thân cây mía không gây hại gì nhưng để quá lâu thì ảnh hưởng của nó không “ngọt ngào” chút nào. Nếu để lâu vài tháng, trên cây mía sẽ xuất hiện một loại nấm. Nấm này sản sinh ra các độc tố gây nôn mửa, nhìn một bên, co giật, co thắt hoặc hôn mê. Độc tố này gây hại cho mọi lứa tuổi nhưng nạn nhân phổ biến là trẻ em và người trẻ tuổi. Khi ăn phải loại nấm này, người ăn có thể tử vong hoặc bị bệnh thần kinh kéo dài.
Sẽ không nhiều người ngạc nhiên khi biết khoai tây là loại thực phẩm có độc tính khi đã mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh. Độc tố solanine có trong khoai tây có trong toàn bộ củ nhưng nguy hiểm hơn khi khoai đã mọc mầm hoặc biến màu. Các triệu chứng ngộ độc khoai tây là nôn mửa, đau bụng, ảo giác và cả bị liệt.
Rất nhiều loại đậu chứa độc tố phytohemagglutinin nhưng mật độ chất này trong đậu đỏ dài là rất cao. Trong vòng từ 1-3 giờ, người ăn đậu sống có thể thấy buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng. Độc tố này có thể giảm xuống khi đã nấu chín đậu. (Nguồn ảnh: CNN)