CNN đưa tin, dịch cúm gia cầm đang bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia ở Châu Âu và Châu Á. Ảnh: CNN.Nhiễm virus cúm gia cầm ở người có thể gây ra nhiễm trùng đường hô hấp từ nhẹ như sốt và ho, đến nặng như viêm phổi nghiêm trọng, hội chứng suy hô hấp cấp tính (khó thở), sốc và thậm chí tử vong. Ảnh: Reuters.Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) ngày 15/11 cho biết Hàn Quốc đã bùng phát dịch tại một trang trại với khoảng 770.000 con gia cầm nhiễm bệnh ở Chungcheongbuk-do. Toàn bộ số gia cầm bệnh đều bị tiêu hủy. Ảnh: TBS.Cũng tại châu Á, Nhật Bản báo cáo đợt bùng phát đầu tiên trong mùa đông năm 2021, tại một trang trại gia cầm ở phía đông bắc nước này.Tại châu Âu, Na Uy đã báo cáo đợt bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 ở vùng Rogaland trên một đàn 7.000 con. Các đợt bùng phát thường xảy ra vào mùa thu, lây lan do các loài chim hoang dã di cư. Ảnh: NN.Sự lây lan của dịch cúm gia cầm đặt ngành chăn nuôi vào tình trạng báo động sau khi các đợt bùng phát trước đó đã dẫn đến việc tiêu hủy hàng chục triệu con gia cầm. Ảnh: ESM.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ đầu năm tới nay, Trung Quốc đã báo cáo 21 trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N6 ở người, tăng 16 trường hợp so với năm 2020. Bệnh do virus H5N6 gây ra đặc biệt nghiêm trọng, khiến nhiều người trở bệnh nặng và ít nhất 6 người đã tử vong. Ảnh: Reuters.Được biết, cúm A/H5N6 là chủng virus có độc lực cao. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài khác nhau như gà, vịt, ngan, chim cút,... Đặc biệt, bệnh cúm A/H5N6 có thể lây sang người và gây tử vong. Ảnh: HM.Cúm gia cầm không thể lây truyền qua việc ăn các sản phẩm từ gia cầm. Tuy nhiên, cúm gia cầm có thể ảnh hưởng đến con người khi con người tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc phân trong chuồng của chúng, hoặc trong khi chế biến gia cầm bệnh để nấu nướng. Ảnh: NM.Ngoài việc tiêu hủy số gia cầm bệnh, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch cúm gia cầm. Ảnh: NC.Trong đó, Chính phủ Bỉ đã đưa ra cảnh báo cúm gia cầm và yêu cầu các trang trại nhốt gia cầm trong nhà từ ngày 15/11, sau khi biến thể virus cúm gia cầm độc lực cao được phát hiện trên một con ngỗng hoang gần thành phố Antwerp. Ảnh: TT.Pháp đã có động thái tương tự vào đầu tháng này. Vào đầu tháng 10/2021, Hà Lan cũng ra cảnh báo cho các trại chăn nuôi gia cầm. Ảnh: Reuters. Mời độc giả xem thêm video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan COVID-19 (Nguồn video: THĐT)
CNN đưa tin, dịch cúm gia cầm đang bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia ở Châu Âu và Châu Á. Ảnh: CNN.
Nhiễm virus cúm gia cầm ở người có thể gây ra nhiễm trùng đường hô hấp từ nhẹ như sốt và ho, đến nặng như viêm phổi nghiêm trọng, hội chứng suy hô hấp cấp tính (khó thở), sốc và thậm chí tử vong. Ảnh: Reuters.
Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) ngày 15/11 cho biết Hàn Quốc đã bùng phát dịch tại một trang trại với khoảng 770.000 con gia cầm nhiễm bệnh ở Chungcheongbuk-do. Toàn bộ số gia cầm bệnh đều bị tiêu hủy. Ảnh: TBS.
Cũng tại châu Á, Nhật Bản báo cáo đợt bùng phát đầu tiên trong mùa đông năm 2021, tại một trang trại gia cầm ở phía đông bắc nước này.
Tại châu Âu, Na Uy đã báo cáo đợt bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 ở vùng Rogaland trên một đàn 7.000 con. Các đợt bùng phát thường xảy ra vào mùa thu, lây lan do các loài chim hoang dã di cư. Ảnh: NN.
Sự lây lan của dịch cúm gia cầm đặt ngành chăn nuôi vào tình trạng báo động sau khi các đợt bùng phát trước đó đã dẫn đến việc tiêu hủy hàng chục triệu con gia cầm. Ảnh: ESM.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ đầu năm tới nay, Trung Quốc đã báo cáo 21 trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N6 ở người, tăng 16 trường hợp so với năm 2020. Bệnh do virus H5N6 gây ra đặc biệt nghiêm trọng, khiến nhiều người trở bệnh nặng và ít nhất 6 người đã tử vong. Ảnh: Reuters.
Được biết, cúm A/H5N6 là chủng virus có độc lực cao. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm ở nhiều loài khác nhau như gà, vịt, ngan, chim cút,... Đặc biệt, bệnh cúm A/H5N6 có thể lây sang người và gây tử vong. Ảnh: HM.
Cúm gia cầm không thể lây truyền qua việc ăn các sản phẩm từ gia cầm. Tuy nhiên, cúm gia cầm có thể ảnh hưởng đến con người khi con người tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc phân trong chuồng của chúng, hoặc trong khi chế biến gia cầm bệnh để nấu nướng. Ảnh: NM.
Ngoài việc tiêu hủy số gia cầm bệnh, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch cúm gia cầm. Ảnh: NC.
Trong đó, Chính phủ Bỉ đã đưa ra cảnh báo cúm gia cầm và yêu cầu các trang trại nhốt gia cầm trong nhà từ ngày 15/11, sau khi biến thể virus cúm gia cầm độc lực cao được phát hiện trên một con ngỗng hoang gần thành phố Antwerp. Ảnh: TT.
Pháp đã có động thái tương tự vào đầu tháng này. Vào đầu tháng 10/2021, Hà Lan cũng ra cảnh báo cho các trại chăn nuôi gia cầm. Ảnh: Reuters.
Mời độc giả xem thêm video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan COVID-19 (Nguồn video: THĐT)