Mới đây, một cô giáo trẻ chết sau khi ăn ốc lạ ở Bình Định. Một số chuyên gia Hải dương học sau đó cho biết, loại ốc cực độc mà cô giáo xấu số này ăn phải là loài ốc bùn răng cưa, tên khoa học là Nassarius papillosus (Linaaeus, 1785).Loài ốc này này chứa độc tố kịch độc, có thể gây tử vong nếu ăn nhầm. Nguy hiểm hơn, độc của ốc này chưa có thuốc giải.Ốc bùn răng cưa chứa tetrodotoxins, loại độc tố thần kinh gây liệt cơ hô hấp cực nhanh. Sau khi ngộ độc chừng 30 phút, nạn nhân sẽ có triệu chứng khó thở, liệt cơ hô hấp.Hàm lượng độc tố thay đổi theo trong từng con ốc, có con ốc chứa lượng độc rất lớn. Người có trọng lượng 50kg chỉ cần ăn 2-3 con là bị ngộ độc có thể dẫn đến thiệt mạng.Ngoài ốc bùn răng cưa, Việt Nam còn có nhiều loại ốc lạ cực độc khác. Chẳng hạn như ốc bùn bóng có tên khoa học là Nassarius glans, có hình dáng giống với ốc hương đen. Ốc này thường sống ở đáy biển ven bờ Việt Nam.Ốc bùn bóng cũng chứa độc tố thần kinh tetrodotoxin. Loại độc tố này thậm chí vẫn tồn tại và gây độc kể cả khi thức ăn đã được chế biến.Rất nhiều loài ốc khác được ghi nhận là nguyên nhân của các vụ ngộ độc như ốc mặt trăng (turban), ốc đụn (the top of shells), ốc tù và (trumpet shells), ốc hương Nhật Bản (ivory snails), ốc trám (oliva)... Trong hình là con ốc tù và. Độc tố trong các loài ốc mặt trăng, ốc đụn và ốc trám được xác định là Saxitoxin. Trong hình là loài ốc đụn cực độc.Ốc cối địa lý được Viện Hải dương học Nha Trang xếp vào danh mục: “Các loài hải sản độc hại gây chết người”. Ở Việt Nam, ốc cối địa lý thường có ở ven biển phía Nam, từ Đà Nẵng đến Kiên Giang và các hải đảo.Turbo chysostomus cũng là một loài ốc biển có tiền sử gây ngộ độc tại Việt Nam và một số nước khác. Ảnh: Internet. Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.
Mới đây, một cô giáo trẻ chết sau khi ăn ốc lạ ở Bình Định. Một số chuyên gia Hải dương học sau đó cho biết, loại ốc cực độc mà cô giáo xấu số này ăn phải là loài ốc bùn răng cưa, tên khoa học là Nassarius papillosus (Linaaeus, 1785).
Loài ốc này này chứa độc tố kịch độc, có thể gây tử vong nếu ăn nhầm. Nguy hiểm hơn, độc của ốc này chưa có thuốc giải.
Ốc bùn răng cưa chứa tetrodotoxins, loại độc tố thần kinh gây liệt cơ hô hấp cực nhanh. Sau khi ngộ độc chừng 30 phút, nạn nhân sẽ có triệu chứng khó thở, liệt cơ hô hấp.
Hàm lượng độc tố thay đổi theo trong từng con ốc, có con ốc chứa lượng độc rất lớn. Người có trọng lượng 50kg chỉ cần ăn 2-3 con là bị ngộ độc có thể dẫn đến thiệt mạng.
Ngoài ốc bùn răng cưa, Việt Nam còn có nhiều loại ốc lạ cực độc khác. Chẳng hạn như ốc bùn bóng có tên khoa học là Nassarius glans, có hình dáng giống với ốc hương đen. Ốc này thường sống ở đáy biển ven bờ Việt Nam.
Ốc bùn bóng cũng chứa độc tố thần kinh tetrodotoxin. Loại độc tố này thậm chí vẫn tồn tại và gây độc kể cả khi thức ăn đã được chế biến.
Rất nhiều loài ốc khác được ghi nhận là nguyên nhân của các vụ ngộ độc như ốc mặt trăng (turban), ốc đụn (the top of shells), ốc tù và (trumpet shells), ốc hương Nhật Bản (ivory snails), ốc trám (oliva)... Trong hình là con ốc tù và.
Độc tố trong các loài ốc mặt trăng, ốc đụn và ốc trám được xác định là Saxitoxin. Trong hình là loài ốc đụn cực độc.
Ốc cối địa lý được Viện Hải dương học Nha Trang xếp vào danh mục: “Các loài hải sản độc hại gây chết người”. Ở Việt Nam, ốc cối địa lý thường có ở ven biển phía Nam, từ Đà Nẵng đến Kiên Giang và các hải đảo.
Turbo chysostomus cũng là một loài ốc biển có tiền sử gây ngộ độc tại Việt Nam và một số nước khác. Ảnh: Internet.
Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.