Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu thiếu kẽm, mẹ cần kịp thời bổ sung. Trì hoãn sẽ khiến cơ thể suy yếu, thậm chí gây chậm phát triển.Trẻ còn nhỏ, chưa thể diễn đạt tình trạng cơ thể bằng ngôn ngữ. Do vậy, phụ huynh cần chú ý quan sát để nhận diện dấu hiệu trẻ thiếu kẽm. Từ đó, có kế hoạch dinh dưỡng để bù đắp lượng dưỡng chất thiếu hụt.Dấu hiệu trẻ thiếu kẽm – Kén ăn, lười ăn. Khi thiếu kẽm, chức năng vị giác cơ thể giảm sút. Một khi chức năng vị giác giảm, trẻ ăn sẽ không có cảm giác ngon miệng nên từ chối đồ ăn.Chậm phát triển. Thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng mà còn khiến chức năng tiêu hóa suy giảm, rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa. Duy trì trong thời gian dài, cơ thể sẽ không nhận được lượng dưỡng chất cần thiết khiến chiều cao, cân nặng trẻ bị ảnh hưởng. Thiếu kẽm trầm trọng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.Hội chứng pica. Hội chứng pica là hiện tượng lặp đi lặp lại hoạt động ăn các đồ vật không phải là thực phẩm. Nói cách khác, trẻ có biểu hiện thèm ăn đồ không chứa nhiều chất dinh dưỡng (quần áo, tóc, móng tay, giấy...). Những biểu hiện ăn uống bất thường này có khả năng là triệu chứng lâm sàng của rối loạn chức năng chuyển hóa do thiếu kẽm.Dễ bị viêm nhiễm. Trẻ thiếu kẽm dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm. Lúc này, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh ngoài da, viêm đường hô hấp. Trường hợp nặng, thiếu kẽm có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa vitamin A, gây quáng gà ở trẻ.Thay đổi vùng da, màng nhầy. Trẻ thiếu kẽm dễ tái phát tình trạng loét vùng miệng lưỡi, viêm da, mụn bọc, mụn mủ, rụng tóc... Nó cũng khiến trẻ dễ bị viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài.Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu thiếu kẽm, phụ huynh nên tăng cường các thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng này như hàu, thịt nạc, gan, cá, lòng đỏ trứng, tôm, rong biển, lạc, các loại đậu...Rèn trẻ thói quen ăn đa dạng thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng phong phú, cân đối. Đặc biệt, tránh lạm dụng các chế phẩm bổ sung kẽm. Sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung kẽm nào cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được hướng dẫn chi tiết.Lưu ý, không dùng các chế phẩm chứa kẽm với sữa. Khi dùng chung, kẽm gluconat sẽ kết hợp với protein trong sữa gây khó tiêu, hấp thụ kém. Để có lợi, phụ huynh nên cho trẻ uống sữa trước khi bổ sung chế phẩm kẽm 1 giờ.Không dùng kẽm và canxi cùng lúc bởi chúng ức chế sự hấp thụ của nhau. Bạn nên cân nhắc bổ sung canxi vào buổi sáng, bổ sung kẽm vào buổi chiều hoặc tối trước khi ngủ.Liên tục bổ sung kẽm không phải ý tưởng tốt. Cơ thể có tỷ lệ nhất định các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng kẽm cao sẽ cản trở sự trao đổi chất bình thường của các nguyên tố khác như sắt và đồng. Nó cũng có thể gây buồn nôn, nôn, sốt và các triệu chứng ngộ độc khác có hại cho sức khoẻ. Ảnh: ITMời độc giả xem video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn: Hanoitv
Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu thiếu kẽm, mẹ cần kịp thời bổ sung. Trì hoãn sẽ khiến cơ thể suy yếu, thậm chí gây chậm phát triển.
Trẻ còn nhỏ, chưa thể diễn đạt tình trạng cơ thể bằng ngôn ngữ. Do vậy, phụ huynh cần chú ý quan sát để nhận diện dấu hiệu trẻ thiếu kẽm. Từ đó, có kế hoạch dinh dưỡng để bù đắp lượng dưỡng chất thiếu hụt.
Dấu hiệu trẻ thiếu kẽm – Kén ăn, lười ăn. Khi thiếu kẽm, chức năng vị giác cơ thể giảm sút. Một khi chức năng vị giác giảm, trẻ ăn sẽ không có cảm giác ngon miệng nên từ chối đồ ăn.
Chậm phát triển. Thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng mà còn khiến chức năng tiêu hóa suy giảm, rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa. Duy trì trong thời gian dài, cơ thể sẽ không nhận được lượng dưỡng chất cần thiết khiến chiều cao, cân nặng trẻ bị ảnh hưởng. Thiếu kẽm trầm trọng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Hội chứng pica. Hội chứng pica là hiện tượng lặp đi lặp lại hoạt động ăn các đồ vật không phải là thực phẩm. Nói cách khác, trẻ có biểu hiện thèm ăn đồ không chứa nhiều chất dinh dưỡng (quần áo, tóc, móng tay, giấy...). Những biểu hiện ăn uống bất thường này có khả năng là triệu chứng lâm sàng của rối loạn chức năng chuyển hóa do thiếu kẽm.
Dễ bị viêm nhiễm. Trẻ thiếu kẽm dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm. Lúc này, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh ngoài da, viêm đường hô hấp. Trường hợp nặng, thiếu kẽm có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa vitamin A, gây quáng gà ở trẻ.
Thay đổi vùng da, màng nhầy. Trẻ thiếu kẽm dễ tái phát tình trạng loét vùng miệng lưỡi, viêm da, mụn bọc, mụn mủ, rụng tóc... Nó cũng khiến trẻ dễ bị viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu thiếu kẽm, phụ huynh nên tăng cường các thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng này như hàu, thịt nạc, gan, cá, lòng đỏ trứng, tôm, rong biển, lạc, các loại đậu...
Rèn trẻ thói quen ăn đa dạng thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng phong phú, cân đối. Đặc biệt, tránh lạm dụng các chế phẩm bổ sung kẽm. Sử dụng bất kỳ sản phẩm bổ sung kẽm nào cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được hướng dẫn chi tiết.
Lưu ý, không dùng các chế phẩm chứa kẽm với sữa. Khi dùng chung, kẽm gluconat sẽ kết hợp với protein trong sữa gây khó tiêu, hấp thụ kém. Để có lợi, phụ huynh nên cho trẻ uống sữa trước khi bổ sung chế phẩm kẽm 1 giờ.
Không dùng kẽm và canxi cùng lúc bởi chúng ức chế sự hấp thụ của nhau. Bạn nên cân nhắc bổ sung canxi vào buổi sáng, bổ sung kẽm vào buổi chiều hoặc tối trước khi ngủ.
Liên tục bổ sung kẽm không phải ý tưởng tốt. Cơ thể có tỷ lệ nhất định các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng kẽm cao sẽ cản trở sự trao đổi chất bình thường của các nguyên tố khác như sắt và đồng. Nó cũng có thể gây buồn nôn, nôn, sốt và các triệu chứng ngộ độc khác có hại cho sức khoẻ. Ảnh: IT
Mời độc giả xem video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn: Hanoitv