Một điều tra mới đây tại một đất nước phát triển như Anh cho thấy có tới 1/3 dân số nước Anh không biết đi nặng thế nào là bình thường. Điều đáng lo ngại hơn nữa là hơn ¼ dân số có phân không thực sự “khỏe mạnh”, thiếu hiểu biết về thói quen đi vệ sinh, một trong số đó là thiếu hiểu biết về dấu hiệu của ung thư ruột. Debra Gordon, một chuyên gia về “chất thải” của người đã kêu gọi người dân nên thăm khám bác sĩ nếu quan tâm hay lo lắng về thói quen đi nặng của mình vì tình trạng chất thải cũng thể hiện những dấu hiệu sớm của một chứng bệnh nghiêm trọng nào đó như ung thư ruột hoặc viêm loét đường ruột. Chuyên gia Gordon cho biết “ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của con người, chẳng hạn như nhiều người không lạ gì với táo bón nhưng lại hay bỏ qua hoặc thậm chí bị cười cợt, nhưng nếu không điều trị, táo bón có thể dẫn đến những bệnh nặng hơn. Ba dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ung thư ruột có thể dễ dàng nhận thấy là phân có máu, thay đổi thói quen đi nặng, chẳng hạn như đi nhiều lần hoặc phân lỏng hơn, và đau bụng. Tuy nhiên, những bất thường trong đường ruột này cũng có thể xuất hiện từ một số bệnh khác không phải ung thư ruột như phân lẫn máu do trĩ, thay đổi thói quen đi nặng hoặc đau bụng cũng có thể là do thức ăn. Ung thư ruột là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 trên thế giới. Để tạo ra một thói quen đi vệ sinh khỏe mạnh cần đi vệ sinh đều đặn, thoải mái và thư giãn. Không nên đi vệ sinh vào những lúc vội vã. Uống đủ nước mỗi ngày để tránh táo bón, tối thiểu từ 6-8 cốc nước mỗi ngày. Ăn thường xuyên là cách kích thích đi nặng tốt nhất. Bỏ bữa, nhất là bữa sáng dẫn đến chậm tiêu hóa hoặc đi vệ sinh không đều. Trái với quan điểm phổ biến rằng nên ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón, ăn uống đều đặn và uống đủ nước còn quan trọng hơn vì quá nhiều chất xơ có thể dẫn đến đầy bụng hoặc khó chịu.
Một điều tra mới đây tại một đất nước phát triển như Anh cho thấy có tới 1/3 dân số nước Anh không biết đi nặng thế nào là bình thường. Điều đáng lo ngại hơn nữa là hơn ¼ dân số có phân không thực sự “khỏe mạnh”, thiếu hiểu biết về thói quen đi vệ sinh, một trong số đó là thiếu hiểu biết về dấu hiệu của ung thư ruột.
Debra Gordon, một chuyên gia về “chất thải” của người đã kêu gọi người dân nên thăm khám bác sĩ nếu quan tâm hay lo lắng về thói quen đi nặng của mình vì tình trạng chất thải cũng thể hiện những dấu hiệu sớm của một chứng bệnh nghiêm trọng nào đó như ung thư ruột hoặc viêm loét đường ruột.
Chuyên gia Gordon cho biết “ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của con người, chẳng hạn như nhiều người không lạ gì với táo bón nhưng lại hay bỏ qua hoặc thậm chí bị cười cợt, nhưng nếu không điều trị, táo bón có thể dẫn đến những bệnh nặng hơn.
Ba dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ung thư ruột có thể dễ dàng nhận thấy là phân có máu, thay đổi thói quen đi nặng, chẳng hạn như đi nhiều lần hoặc phân lỏng hơn, và đau bụng. Tuy nhiên, những bất thường trong đường ruột này cũng có thể xuất hiện từ một số bệnh khác không phải ung thư ruột như phân lẫn máu do trĩ, thay đổi thói quen đi nặng hoặc đau bụng cũng có thể là do thức ăn.
Ung thư ruột là bệnh ung thư phổ biến thứ 2 trên thế giới. Để tạo ra một thói quen đi vệ sinh khỏe mạnh cần đi vệ sinh đều đặn, thoải mái và thư giãn. Không nên đi vệ sinh vào những lúc vội vã. Uống đủ nước mỗi ngày để tránh táo bón, tối thiểu từ 6-8 cốc nước mỗi ngày.
Ăn thường xuyên là cách kích thích đi nặng tốt nhất. Bỏ bữa, nhất là bữa sáng dẫn đến chậm tiêu hóa hoặc đi vệ sinh không đều. Trái với quan điểm phổ biến rằng nên ăn nhiều chất xơ để tránh táo bón, ăn uống đều đặn và uống đủ nước còn quan trọng hơn vì quá nhiều chất xơ có thể dẫn đến đầy bụng hoặc khó chịu.