Thắng cố: Đây là món ăn đặc trưng của miền núi phía bắc Việt Nam. Hình ảnh những chảo thắng cố nghi ngút bên bếp lửa hồng trong sớm lạnh vùng cao đã trở nên quen thuộc với các du khách. Trước đây, thắng cố được làm từ thịt ngựa, giờ có thể sử dụng bò hoặc lợn. Thịt và và nội tạng được xắt nhỏ, cho vào chảo lớn xào lăn, rồi thêm nước và gia vị, ninh nhừ. Thưởng thức một bát thắng cố với rượu ngô vào mùa đông được xem là trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, món đặc sản Việt này có mùi không dễ chịu gì, khiến nhiều du khách không nuốt nổi. Ảnh: Phunuonline.Nậm pịa: Xét về độ khó ăn và mùi khó ngửi thì nậm pịa còn hơn cả thắng cố. Nậm pịa đặc sản của người Thái ở Tây Bắc, món ăn này được làm từ nội tạng, tiết đông, đuôi, cuống tim... của bò hoặc dê, nấu cùng loại phân non (pịa) ở ruột già, thêm gia vị và ninh nhừ. Khi chế biến xong, nậm pịa thường có màu xanh, mùi khó chịu và vị đắng. Không phải du khách nào, nhất là du khách nước ngoài, cũng dám thử món ăn độc đáo này. Ảnh: Vietnamnet.Nước mắm: Loại gia vị nổi tiếng của Việt Nam này có mùi vị đặc trưng. Nước mắm nguyên chất có mùi nồng khá “nhức mũi”, sau khi được pha chế làm nước chấm hoặc dùng trong xào nấu thì lại được nhiều du khách yêu thích. Ảnh: Gastronomyblog. Đặc sản mắm tôm: Được nhiều người Việt Nam yêu thích, loại nước chấm này lại khiến các du khách nước ngoài phải nín thở bởi mùi quá đậm. Nhiều người ví mắm tôm với Vegemite của Australia. Ảnh: Mark Wiens.Mắm cá miền Tây: Các khu chợ bán mắm là điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới đồng bằng sông Me Kong. Tại đây, du khách sẽ hoa mắt trước đủ loại mắm, từ mắm ba khía, mắm rô, mắm lóc, mắm cá linh... Tuy nhiên, nhiều du khách khuyên những người đi sau phải chuẩn bị tinh thần để không choáng trước mùi của đặc sản này. Ảnh: Minh Hằng.Ngoài ra, đây còn là nguyên liệu chính để làm món lẩu mắm hấp dẫn. Món lẩu này thu hút thực khách bởi hương vị độc đáo, thơm ngon, nhưng bạn hầu như sẽ chỉ tìm thấy lẩu mắm ở cá quán bình dân. Phần lớn các nhà hàng sang trọng hay thường xuyên phục vụ khách Tây đều không đưa món ăn này vào thực đơn vì mùi mắm thường khá nồng và đậm, không phải ai cũng chịu được. Ảnh: Minh Hằng.Bún mắm nêm: Là món ăn nổi tiếng của Đà Nẵng và giờ đã lan ra nhiều vùng trên khắp cả nước, bún mắm nêm không thử thách du khách nước ngoài bằng mắm tôm, nhưng cũng khiến nhiều người nhăn mặt. Tuy nhiên, khi đã ăn rồi thì họ lại thích mê món này. Ảnh: Thiện Nguyễn.Sầu riêng: Loại quả phổ biến ở vùng Đông Nam Á này được coi là một trong những món khách Tây không thể bỏ qua khi đến Việt Nam. Tuy có vị ngon độc đáo, sầu riêng có mùi khá khó ngửi với những ai không ăn được hay mới thấy lần đầu. Ảnh: John Everingham.Bánh pía: Tương tự, những ai không chịu nổi mùi sầu riêng sẽ không thể thưởng thức đặc sản bánh pía. Loại bánh có vị ngọt độc đáo và hấp dẫn này có mùi không được dễ chịu cho lắm. Ảnh: Flavorboulevard.
Thắng cố: Đây là món ăn đặc trưng của miền núi phía bắc Việt Nam. Hình ảnh những chảo thắng cố nghi ngút bên bếp lửa hồng trong sớm lạnh vùng cao đã trở nên quen thuộc với các du khách. Trước đây, thắng cố được làm từ thịt ngựa, giờ có thể sử dụng bò hoặc lợn. Thịt và và nội tạng được xắt nhỏ, cho vào chảo lớn xào lăn, rồi thêm nước và gia vị, ninh nhừ. Thưởng thức một bát thắng cố với rượu ngô vào mùa đông được xem là trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, món đặc sản Việt này có mùi không dễ chịu gì, khiến nhiều du khách không nuốt nổi. Ảnh: Phunuonline.
Nậm pịa: Xét về độ khó ăn và mùi khó ngửi thì nậm pịa còn hơn cả thắng cố. Nậm pịa đặc sản của người Thái ở Tây Bắc, món ăn này được làm từ nội tạng, tiết đông, đuôi, cuống tim... của bò hoặc dê, nấu cùng loại phân non (pịa) ở ruột già, thêm gia vị và ninh nhừ. Khi chế biến xong, nậm pịa thường có màu xanh, mùi khó chịu và vị đắng. Không phải du khách nào, nhất là du khách nước ngoài, cũng dám thử món ăn độc đáo này. Ảnh: Vietnamnet.
Nước mắm: Loại gia vị nổi tiếng của Việt Nam này có mùi vị đặc trưng. Nước mắm nguyên chất có mùi nồng khá “nhức mũi”, sau khi được pha chế làm nước chấm hoặc dùng trong xào nấu thì lại được nhiều du khách yêu thích. Ảnh: Gastronomyblog.
Đặc sản mắm tôm: Được nhiều người Việt Nam yêu thích, loại nước chấm này lại khiến các du khách nước ngoài phải nín thở bởi mùi quá đậm. Nhiều người ví mắm tôm với Vegemite của Australia. Ảnh: Mark Wiens.
Mắm cá miền Tây: Các khu chợ bán mắm là điểm tham quan không thể bỏ qua khi tới đồng bằng sông Me Kong. Tại đây, du khách sẽ hoa mắt trước đủ loại mắm, từ mắm ba khía, mắm rô, mắm lóc, mắm cá linh... Tuy nhiên, nhiều du khách khuyên những người đi sau phải chuẩn bị tinh thần để không choáng trước mùi của đặc sản này. Ảnh: Minh Hằng.
Ngoài ra, đây còn là nguyên liệu chính để làm món lẩu mắm hấp dẫn. Món lẩu này thu hút thực khách bởi hương vị độc đáo, thơm ngon, nhưng bạn hầu như sẽ chỉ tìm thấy lẩu mắm ở cá quán bình dân. Phần lớn các nhà hàng sang trọng hay thường xuyên phục vụ khách Tây đều không đưa món ăn này vào thực đơn vì mùi mắm thường khá nồng và đậm, không phải ai cũng chịu được. Ảnh: Minh Hằng.
Bún mắm nêm: Là món ăn nổi tiếng của Đà Nẵng và giờ đã lan ra nhiều vùng trên khắp cả nước, bún mắm nêm không thử thách du khách nước ngoài bằng mắm tôm, nhưng cũng khiến nhiều người nhăn mặt. Tuy nhiên, khi đã ăn rồi thì họ lại thích mê món này. Ảnh: Thiện Nguyễn.
Sầu riêng: Loại quả phổ biến ở vùng Đông Nam Á này được coi là một trong những món khách Tây không thể bỏ qua khi đến Việt Nam. Tuy có vị ngon độc đáo, sầu riêng có mùi khá khó ngửi với những ai không ăn được hay mới thấy lần đầu. Ảnh: John Everingham.
Bánh pía: Tương tự, những ai không chịu nổi mùi sầu riêng sẽ không thể thưởng thức đặc sản bánh pía. Loại bánh có vị ngọt độc đáo và hấp dẫn này có mùi không được dễ chịu cho lắm. Ảnh: Flavorboulevard.